Nhan sắc Hòa Thân trong lịch sử khác xa với chúng ta vẫn thường nghĩ
- Thứ năm - 16/12/2021 13:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cho tới nay, hầu hết khán giả đều cho rằng từ khả năng diễn xuất đến ngoại hình, Vương Cương là diễn viên Trung Quốc phù hợp nhất để đóng vai Hòa Thân.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong lịch sử, Hòa Thân kém Càn Long tới 40 tuổi, nhưng trên màn ảnh, tuổi tác của “cặp bài trùng” này lại suýt soát nhau. Đây là điều mà nhiều chuyên gia lịch sử cảm thấy không thỏa đáng.
Trong các bức họa cổ, Hòa Thân hiện lên với vóc dáng cao ráo, nước da trắng, gương mặt thanh tú như phụ nữ, khác rất xa với tạo hình nhân vật mà Vương Cương thủ vai.
Ngoại hình của Hòa Thân trên màn ảnh khác xa với miêu tả trong lịch sử.
Theo dã sử, Hòa Thân không chỉ có vẻ ngoài ưa nhìn, dễ gây thiện cảm, gương mặt ông ta còn đặc biệt giống với một phi tần của Ung Chính - cha Càn Long. Do một lỗi lầm của Càn Long trong quá khứ, phi tần này bị xử tội giảo (thắt cổ chết) khiến ông vô cùng ân hận. Khi nhìn thấy Hòa Thân, Càn Long bất giác nhớ đến “người xưa” nên ưu ái cho viên thị vệ trẻ tuổi này rất nhiều.
Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân (1750-1799) còn được gọi là Hòa Khôn, tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình chủ nhân, là trọng thần dưới triều vua Càn Long của nhà Thanh.
Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân xuất thân trong gia đình quan lại người Mãn Châu. Ông mồ côi mẹ khi 3 tuổi, năm lên 6 tuổi, bố qua đời. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Hòa Thân học rất giỏi. Ông tỏ ra xuất sắc hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa.
Năm 10 tuổi, ông bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của vua Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ hoàng đế. Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến.
Vào năm Càn Long thứ 33 (1768), Hòa Thân cưới con gái của Tổng đốc Phùng Anh Liêm, từ đó như “cá chép hóa rồng”, con đường quan lộ thẳng tiến mặc cho con đường khoa cử không mấy thành công.
Khi mới gia nhập triều đình, năm 22 tuổi, Hòa Thân giữ chức vị Tam đẳng Thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như lập được nhiều công trạng cho triều đình. Có lần, Càn Long thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.
Lần khác, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về “Mạnh Tử”, nhưng vì chữ quá nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn. Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước.
Nhờ sự khôn khéo và hiểu biết của mình Hòa Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Bởi vậy, tới năm Càn Long thứ 38 (năm 1773), Hòa Thân được giữ chức Đại thần Quản khố, chuyên lo việc quản lý tiền bạc. Từ đây, ông bắt đầu rèn luyện quản lý tài chính. Năng khiếu về chuyện tiền bạc của Hòa Thân từng nhiều lần khiến Hoàng đế trầm trồ khen ngợi.
Vàng bạc châu báu chất đầy phủ Hòa Thân.
Tháng Giêng năm 1776, Hòa Thân nhậm chức Thị lang Bộ Hộ. Tới tháng 3 năm đó, ông lại được bổ nhiệm làm Quân cơ đại thần, một tháng sau được phong làm đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ.
Khi cảm nhận được sự vững chắc của địa vị cũng là lúc Hòa Thân thấu hiểu chân lý “gần vua như gần cọp”. Ông lo lắng nếu một ngày bị bãi quan sẽ không thể sống nổi nếu chỉ dựa vào tích cóp bổng lộc ít ỏi của triều đình. Cũng từ đây, ông ta dấn thân vào con đường tham ô. Cái “nghiệp” làm tham quan này cũng gắn chặt với ông cho tới tận lúc qua đời.
Năm 1793, Hòa Thân nhận nhiệm vụ tiếp đón đoàn sứ bộ của nước Anh do George Macartney (Mã Giáp Nĩ Ni) dẫn đầu. Ông ta học thêm tiếng Anh và có thể giao tiếp với Macartney mà không cần phiên dịch. Trong cuốn hồi ký về lần làm sứ giả tới Trung Hoa, Macartney miêu tả Hòa Thân như sau:
“Tướng mạo anh tuấn, trắng trẻo. Cử chỉ khoáng đạt, lịch sự. Luôn bình tĩnh, giao hòa với mọi người, Ứng đối tự nhiên, sắc sảo. Mọi việc không kể lớn nhỏ, đã nói là làm. Bề ngoài kính cẩn dị thường”.
Theo Thanh sử cảo, hoàng đế Gia Khánh cũng từng nhận xét Hòa Thân là người “tuấn tú, nhanh nhẹn, tinh anh”.
Ngày nay, khen ngợi một người đẹp trai là điều hết sức bình thường, nhưng vào thời phong kiến, những từ ngữ miêu tả tiêu chuẩn cái đẹp thường chỉ dành cho phụ nữ. Việc một người đàn ông như Hòa Thân được nhiều tài liệu lịch sử ghi nhận là “đẹp trai” là điều rất đặc biệt.
"Nhiều bộ dã sử nhận xét Hòa Thân là 'đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu' có lẽ không phải điều hư cấu", Wenshigu, trang tin chuyên về nghiên cứu lịch sử Trung Quốc bình luận.
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/nhan-sac-hoa-than-trong-lich-su-khac-xa-voi-chung-ta-va...
Thâm cung bí sử