Mua nhiều những củ quả này, học ngay cách bảo quản để lâu vẫn tươi ngon không mất chất
- Thứ sáu - 23/07/2021 07:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngô
- Để nguyên bắp:
Đầu tiên hãy lột bỏ lớp vỏ của ngô tươi mua về, nhưng đừng lột hết vỏ, hãy để lại hai lớp. Sau khi bóc từng lớp một, bạn cho ngô đã sơ chế vào túi nilon buộc kín hay hộp bảo quản, đậy kín hoặc dùng màng bọc, bọc kín. Sau đó cho ngô vào ngăn đá bảo quản.
Sau khi bảo quản ngô, lúc nào cần thì mang ngô ra để luộc hoặc chế biến. Nếu ngô luộc, chú ý quá trình luộc, không xé bỏ lớp vỏ ngoài của ngô mà nên giữ nguyên. Thêm chút muối vào luộc cùng cho đến khi chín. Lưu ý, lượng nước không được nhiều hơn ngô, để vị ngô luộc vẫn ngọt như mới bẻ.
- Ngô tách hạt
Nếu muốn chỉ bảo quản ngô hạt thì nên tách hết các hạt ngô ra rồi cho vào túi bảo quản hoặc cho vào hộp bảo quản, đậy kín, cất ngăn đá. Khi nào cần ăn thì để rã đông tự nhiên rồi nấu chín.
Như vậy, khi bảo quản, bạn chỉ cần sơ chế qua ngô như lột bỏ bớt lớp vỏ hoặc tách hạt rồi bảo quản chứ không nên luộc trước nhé.
Cách tách hạt ngô tươi khó hơn ngô đã phơi khô. Do đó bạn có thể học cách tách hạt ngô tươi như sau. Đầu tiên, bẻ bắp ngô làm đôi theo chiều ngang, việc này tương đối dễ, sau khi bẻ ngô sẽ hình thành một vết đứt gãy tương đối lớn và bạn có thể nhìn thấy lõi ngô màu trắng. Sau đó, chúng ta lấy một chiếc kéo hoặc một con dao, tốt nhất là kéo nhà bếp. Cắm kéo vào lõi ngô ở mặt cắt ngang, cắm kéo sâu hơn một chút, sau đó tiếp tục xoay kéo sang trái và phải. Lưu ý, khi quay chúng ta phải chú ý, sử dụng kéo nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương tay.
Sau khi xoay nhiều lần, lõi bên trong bắp ngô sẽ bị vỡ ra, khiến cả bắp ngô cũng vỡ ra theo.
Lúc này bạn hoàn toàn có thể tách hạt ngô một cách nhanh chóng từ những mảnh vỡ của bắp ngô trong vòng 1-2 phút vô cùng đơn giản, nhanh gọn.
Bằng cách này, trẻ nhỏ cũng có thể giúp bạn tách hạt ngô được sau khi bạn đã làm vỡ bắp ngô ra.
Khoai lang
Trước hết chúng ta phải chọn những củ khoai lang tươi về nhà, tốt nhất là bề mặt không bị mòn hoặc bị gãy, có vết cắt, như vậy khoai lang mới dễ bảo quản.
Điểm thứ hai là chúng ta không rửa khoai lang sau khi mua về mà chỉ cần để khoai lang sang một bên và lau khô bụi bẩn trên bề mặt, đặc biệt khoai lang không bám nhiều bụi bẩn thì bảo quản tốt hơn.
Sau đó chuẩn bị hộp giấy hoặc hộp gỗ, lót một lớp giấy báo xuống đáy rồi xếp khoai lang vào, cứ một lớp khoai lang lại một lớp giấy báo sao cho khoai lang cho đến khi đầy hộp. Chỉ cần đậy nắp hộp và bảo quản nơi thoáng mát, có nhiệt độ cao.
Nếu để vào mùa lạnh, tốt nhất chúng ta nên phủ một lớp áo cũ lên trên và tăng nhiệt độ cho khoai lang bên trong, làm như vậy thì khoai lang sẽ không bị hỏng nếu để cả năm. Và ăn lúc nào, ăn lúc nào vẫn tươi, ngọt và ngon.
Khoai tây
Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì tinh bột khoai tây sẽ biến thành đường ở nhiệt độ lạnh khiến chúng mất đi hương vị và độ ngọt. Ở nhiệt độ lạnh, nước bên trong khoai tây nở ra và tạo thành các tinh thể phá hủy cấu trúc của các sợi. Điều này khiến cho khoai tây trở nên mềm và không còn tốt để ăn.
Nên cất khoai tây ở nơi khô và tối, tránh xa ánh sáng và độ ẩm - những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.
Cất khoai tây trong túi giấy hoặc lưới hoặc để chúng trong một hộp có lưới được phủ bằng giấy báo hoặc giấy thấm ở phía dưới. Nhiệt độ lưu trữ lý tưởng nằm trong khoảng từ 6.7 độ C đến 10.6 độ C giúp khoai tây sống sẽ tồn tại trong 1 đến 2 tuần.
Cà rốt
Cà rốt tươi lâu nhất khi vùi vào trong cát. Đây là mẹo mà người nông dân nào cũng biết. Cát sẽ giúp ngăn bay hơi nước từ củ và khiến củ cà rốt lâu bị hỏng hơn.
Hành tây
Hành tây sẽ bị thối nếu bảo quản trong tủ lạnh vì không đủ lưu thông không khí và quá nhiều độ ẩm. Tốt nhất là giữ chúng ở nơi mát mẻ với ít ánh sáng. Bạn có thể đặt chúng trong tất nylon hoặc trong quần có lỗ và treo chúng để giữ chúng được lâu hơn. Thời gian bảo quản chúng có thể được kéo dài đến 6-8 tháng.
Bí đỏ
- Bí nguyên quả (Theo puregracefarms):
Để bảo quản bí trong vòng 1-3 tháng, hãy nhớ chọn những quả bí còn nguyên cuống và cuống còn dài, vỏ lành lặn. Vùng thân bí dễ bị vi khuẩn xâm nhập do đó không được đặt lên bề mặt gồ ghề, sắc cạnh.
Tốt nhất là cất bí trên một tấm ván hay một miếng bìa cứng hoặc giá đỡ. Nếu để bí ngô trên bề mặt bê tông sẽ làm nó thối nhanh hơn. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và thỉnh thoảng lật bí để giúp giảm áp lực lên vị trí bên dưới quá lâu.
- Bí đỏ đã bổ ra:
Trước tiên, mua quả bí to về, bạn hãy cắt một khoanh để nấu luôn, phần còn lại sẽ để riêng ra và chuẩn bị đem bảo quản. Lưu ý, phần bí đem đi bảo quản tuyệt đối không được đem rửa hay nhúng vào nước. Nếu bị dính nước chúng sẽ rất nhanh thối, mốc, hỏng.
Dùng thìa nạo hết ruột bên trong của quả bí. Phần này nhanh thối nên phải loại bỏ nó trước.
Sau khi loại bỏ phần ruột và hạt bí ra, dùng thìa sạch múc ít muối rồi xát nhẹ lên lát cắt của miếng bí. Lưu ý không nên rắc muối vào bên trong lòng quả bí. Muối có tác dụng khử trùng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, vì thế nó sẽ bảo vệ tốt lát cắt của miếng bí, khiến nó không bị nhanh thối, hỏng.
Cuối cùng, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần bí đã cắt để bảo quản bí, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn thì cắt bỏ phần mặn trên bề mặt, miếng bí còn nguyên vẹn, không bị mốc hay hư hỏng, có thể bảo quản trong vòng 1 tháng.
Hoặc đơn giản bạn chỉ cần bọc nửa miếng bí với giấy bạc, có thể để ngăn mát được vài ngày.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/mua-nhieu-nhung-cu-qua-nay-hoc-ngay-cach-bao-quan-de-lau-van-tu...
Mẹo bảo quản thực phẩm