Liên quân 8 nước chiếm Tử Cấm Thành, những phi tần bị Từ Hi Thái hậu bỏ lại ra sao?
- Thứ năm - 09/09/2021 16:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhà Thanh là triều đại cuối cùng trong xã hội phong kiến của Trung Quốc. Vì muốn củng cố phòng thủ ven biển, nhà Thanh đã áp dụng chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng đất nước hơn 200 năm, vì thế mà bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp, kết cục là trở thành quốc gia lạc hậu trong lịch sử cận đại, bị các nước phương Tây xâu xé.
Năm 1990, liên quân 8 nước bao gồm Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Áo và Ý, hay còn gọi là bát quốc liên quân, đã cùng nhau đem quân xâm lược Trung Quốc. Chẳng mấy chốc, kinh thành Bắc Kinh đã thất thủ.
Khi đó, Từ Hi Thái hậu nghe tin liên quân 8 nước sắp tiến vào chân thành, hoảng sợ liền sai người tới sứ quán của quân xâm lược cầu hòa nhưng không được. Thấy vậy, Từ Hi Thái hậu liền hóa trang thành một phụ nữ nông dân mang theo Hoàng đế Quang Tự và các văn võ đại thần lặng lẽ tới Tây An. Các quý tộc và đại thần cũng đua nhau bỏ chạy. Thành Bắc Kinh chẳng mấy chốc rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Từ Hi Thái hậu.
Thế nhưng trong quá trình chạy trốn, một phi tần cả Hoàng đế Quang Tự là Trân Phi đã bất ngờ đứng ra khuyên Từ Hi Thái hậu không nên bỏ trốn mà nên tiếp tục ở lại đây, cùng nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược, có như vậy mới giữ được phẩm giá và địa vị của hoàng tộc.
Tuy nhiên, đối với Từ Hi Thái hậu, chỉ có mạng sống của bản thân mới là quan trọng nhất, nếu bản thân chết đi thì dù chuyện gì xảy ra cũng không còn quan trọng. Vì vậy, Từ Hi Thái hậu vô cùng tức giận trước lời khuyên của Trân Phi. Ngoài ra, Trân Phi cũng là người từng nhiều lần chống lại Từ Hi Thái hậu trước đây, thù mới hận cũ cùng nhau trỗi dậy, bà liền hạ lệnh cho thái giám trói Trân Phi lại rồi ném xuống giếng. Thấy thê thiếp bỏ mạng oan uổng, Quang Tự đế chứng kiến nhưng không dám nói nửa lời.
Trân Phi.
Sau đó, Từ Hi Thái hậu dẫn theo hoàng đế và nhiều thân thích bỏ khỏi kinh đô, chạy trốn tới Tây An. Trong quá trình đó, người ngựa đều cạn kiệt nhưng với bản tính thích hưởng thụ của mình, Từ Hi Thái hậu vẫn rất thoải mái, chỉ riêng đầu bếp đã mang theo tới chục người.
Thế nhưng những phi tần khác trong hậu cung lại không được tận hưởng sung sướng như vậy. Khi Từ Hi Thái hậu rời khỏi Tử Cấm Thành, bà đã hạ lệnh cho toàn bộ phi tần ở lại đây, không được phép rời đi, nhằm giữ sự tôn nghiêm cho hoàng gia. Đạo ý chỉ này thật sự độc ác và vô liêm sỉ.
Những phi tần bị ép ở lại Tử Cấm Thành khi đó đều biết rằng, một khi quân xâm lược chiếm được thành, số phận của họ sẽ vô cùng đau khổ. Tuy nhiên họ không dám làm trái lời thái hậu, nhất là khi thấy cái chết của Trân Phi trước mắt. Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, những phi tần này đã dốc hết sức lực đóng toàn bộ cửa trong Tử Cấm Thành, cùng các vị đại thần còn lại bàn kế sách đối phó.
Các phi tần thời nhà Thanh.
Rất nhanh sau đó, bát quốc liên quân đã chiếm được Tử Cấm Thành, dễ dàng thâu tóm hậu cung. Thế nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, không có bất cứ thảm cảnh nào xảy ra với hậu cung. Chỉ huy liên quân 8 nước khi đó đã nhấn mạnh phải lễ phép, lịch sự với các phi tần trong hậu cung. Nếu có lời lẽ hoặc hành động xúc phạm, sẽ bị giết mà không cần hỏi tội.
Tất nhiên, liên quân 8 nước làm vậy không phải vì lương tâm trỗi dậy. Mục đích của chúng khi xâm lược Trung Quốc là để làm giàu, khiến triều đình nhà Thanh phải cúi đầu phục tùng. Trong khi đó, những phi tần trong hậu cung chính là thể diện của Từ Hi Thái hậu. Nếu biết các phi tần này bị xúc phạm, Từ Hi Thái hậu chắc chắn sẽ không để yên, xung đột gia tăng là điều mà liên quân 8 nước không muốn nhìn thấy.
Không động đến các phi tần trong hậu cung, liên quân 8 nước bắt đầu vơ vét mọi của cải, tài sản trong cung. Tất cả mọi đồ có giá trị trong cung điện, ngay cả phòng ngủ của Từ Hi Thái hậu hay long sàng của hoàng đế cũng bị cướp đi. Theo thống kê, hơn 60 triệu lượng vàng đã bị cướp mất.
Dân chúng bị quân xâm lược cướp bóc, đàn áp.
Sau khi chiếm được Bắc Kinh, liên quân 8 nước còn tiến hành đốt phá, cướp bóc và thảm sát dân chúng. Tổng tư lệnh bát quốc liên quân hạ lệnh, cho phép quân đội tùy ý cướp phá 3 ngày trong thành, trong 3 ngày này cuộc sống của người dân không khác gì địa ngục.
Cuối cùng, Từ Hi Thái hậu bị dọa sợ, đành phải đồng ý hầu hết yêu cầu của liên quân 8 nước. Ngày 7/9/1901, nhà Thanh ký Hiệp ước Tân Sửu với liên quân 8 nước. Hiệp ước đã cho phép các nước đế quốc được đặt tuyến đường sắt từ Bắc Kinh tới Sơn Hải Quan và binh lính thuộc các sứ quán được đóng quân ở Bắc Kinh, phá hủy pháo đài Đại Cô và pháo đài nằm giữa Bắc Kinh và Thiên Tân, nhà Thanh phải bồi thường 450.000 vạn lượng bạc cho các nước đế quốc.
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/lien-quan-8-nuoc-chiem-tu-cam-thanh-nhung-phi-tan-...
Thâm cung bí sử