Hoàng đế hoang dâm vô độ, đến con dâu cũng không tha và quả báo nhãn tiền
- Thứ hai - 11/01/2021 21:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hậu Lương Thái Tổ (852-912), tên húy là Chu Toàn Trung, nguyên danh Chu Ôn, sau khi lên ngôi cải thành Chu Hoảng, là người sáng lập ra triều đại Hậu Lương của Trung Quốc. Trước đây, Hậu Lương Thái Tổ là một tướng lĩnh trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào, sau đó đầu hàng và trở thành tiết độ sứ của nhà Đường. Đến năm 907, ông lật đổ nhà Đường, thành lập nên triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Chu Ôn là con út trong số 3 con trai của Chu Thành - một thầy giáo ở Đãng Sơn, ngoài ra còn có 2 anh trai là Chu Toàn Dục và Chu Tồn. Người cha Chu Thành qua đời khi Chu Ôn vẫn còn nhỏ, sau đó người mẹ của ông đem 3 con trai đến sinh sống tại nhà của người họ hàng Lưu Sùng ở Tiêu huyện, Từ châu. Từ đó, Chu Ôn làm quản gia cho nhà họ Lưu nhưng không bao giờ được gia tộc này xem trọng.
Tranh vẽ Hậu Lương Thái Tổ.
Sau đó, Chu Ôn quay sang lập một băng đảng, trở thành một trong các nhóm đạo tặc hoạt động giữa khu vực sông Hoàng Hà và sông Hoài Hà. Khoảng năm 877, Chu Ôn cùng người anh Chu Tồn cùng gia nhập đội quân nổi dậy của Hoàng Sào. Chỉ đáng tiếc, Chu Tồn bị giết trong lúc lâm trận, còn Chu Ôn lập công lớn nên được phong làm đội trưởng.
Sau khi Hoàng Sào tuyên bố lập quốc Đại Tề, Chu Ôn được phong làm phòng ngự sứ của Đồng châu, sau đó tự mình đem quân đi chiếm Đan châu. Tuy nhiên đến năm 882, Hoàng Sào bị bao vây, Chu Ôn tức thời lập tức rời bỏ và đầu hàng. Sau đó, Chu Ôn cùng vua Đường đánh bại Đại Tề nên được phong làm Ngụy Vương, đổi tên Ôn thành Toàn Trung.
Sau này, Chu Toàn Trung âm mưu lật đổ nhà Đường, lên ngôi hoàng đế và lập nên triều đại Hậu Lương. Đó cũng là lý do ông được phong làm Hậu Lương Thái Tổ.
Tuy là người sáng lập ra một triều đại của Trung Quốc nhưng Chu Toàn Trung lại không phải một vị mua anh minh, sáng suốt, lo nghĩ cho nhân dân đại chúng. Ngược lại, ông được sử sách ghi chép lại là một hoàng đế ăn chơi trác táng, hoang dâm vô độ và coi mạng người như cỏ rác.
Ảnh minh họa.
Trong quá trình chinh phạt những mảnh đất lân cận, Chu Toàn Trung không chỉ ra tay sát hại những tướng lĩnh, đội quân, mà ngay cả bách tính dân đen cũng tàn sát không tha. Trong khi hoàng đế liên tục ăn chơi hưởng lạc thì người dân lại phải sống trong ảnh lầm than, túng thiếu mà không biết phải kêu than với ai.
Bên cạnh đó, một trong những điều khiến Chu Toàn Trung bị hậu thế chỉ trích nhiều nhất là thói hoang dâm, không từ loạn luân của ông. Chu Toàn Trung là vị hoàng đế vô cùng háo sắc, luôn cho rằng mọi mỹ nhân trên đời này đều phải là của mình, chỉ cần ông thích là phải có bằng được. Ban đầu, Chu Toàn Trung chỉ nhắm đến phu nhân và thê thiếp của những vị quan trong triều, nhưng sau đó, ngay cả con dâu của mình ông cũng không tha.
Năm Càn Hóa thứ 2, tức năm 912, Chu Toàn Trung vừa thua trận trở về thì mắc bệnh nặng. Để chữa bệnh, ông đã tới ở trong khu vườn Hội Tiết của một vị đại thần trong triều là Trương Toàn Nghĩa nhằm tránh nắng nóng. Tại đây, những thế thiếp của Trương Toàn Nghĩa đều đã "qua tay" Chu Toàn Trung. Dù tức giận nhưng vì lẽ tôi, Trương Toàn Nghĩa không dám trái lệnh vua. Con trai của Trương Toàn Nghĩa phẫn nộ thay bố, từng cầm dao định mưu sát vua nhưng bị bố ngăn lại, sợ con trai phạm tội tày trời.
Ảnh minh họa.
Chu Toàn Trung có tổng cộng 8 người con trai ruột lần lượt là Chu Dụ, Chu Khuê, Chu Chương, Chu Trinh, Chu Ung, Chu Huy, Chu Tư và Chu Kính, cộng với một người con trai nuôi là Chu Hữu Văn.
Nào ngờ, thái tử Chu Dụ chết yểu, do đó quyền thừa kế ngai vàng về lẽ sẽ nghiêng về hoàng tử Chu Khuê. Tuy nhiên, Chu Toàn Trung lại có phần nghiêng về người con trai nuôi Chu Hữu Văn. Chuyện nghe có vẻ vô lý khi tại sao con trai nuôi lại được yêu thương, chiều chuộng hơn con trai ruột nhưng mọi thứ đều có lý do. Hóa ra, Chu Hữu Văn biết vua cha háo sắc nên đã đem dâng cả người vợ xinh đẹp của mình để lấy lòng. Chu Toàn Trung thản nhiên "lên giường" với con dâu bất chấp mối quan hệ loạn luân, sau này mới bị người đời chỉ trích kịch liệt.
Cuối năm 912, Chu Toàn Trung bệnh nặng. Biết mình sắp băng hà, ông liền cho gọi Chu Hữu Văn tới để dặn dò chuyện hậu sự. Sau đó, Chu Toàn Trung lại cho gọi tể tướng Kính Tường vào để chọn người kế vị mình: "Chu Hữu Văn kế thừa ngôi báu, các hoàng tử khác ta không lo, chỉ lo một mình Chu Khuê". Nghe thấy vậy, Kính Tường liền theo chỉ dụ, phong Chu Khuê làm Thích sử Thái Châu, một vùng đất cách rất xa kinh thành Lạc Dương, để Chu Khuê không có cơ hội làm phản.
Nào ngờ, tin tức này đến tai Chu Khuê. Vị hoàng tử này đã quyết định lợi dụng cấm quân của hoàng cung, kết hợp với những đội quân thân tín của mình phát động binh biến để cướp ngôi. Chu Toàn Trung bị chính con trai Chu Khuê giết chết, sau đó đem chôn xác dưới nền hậu cung, chấm dứt cuộc đời của một trong những vị hôn quân bậc nhất lịch sử Trung Hoa.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/hoang-de-hoang-dam-vo-do-den-con-dau-cung-khong-tha-v...