Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Hoàng đế Trung Quốc bỏ mạng vì tằng tịu với vợ tể tướng

Hoàng đế Trung Quốc bỏ mạng vì tằng tịu với vợ tể tướng
Chỉ vì háo sắc và có quan hệ bất chính với vợ lẽ của công thần, Tề Trang Công đã lãnh cái chết thảm khốc ngay tại nhà nhân tình.

Tề Trang Công là ai?

Tề Trang Công tên thật là Khương Quang – vị vua thứ 25 của nước Tề, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con cả của Tề Linh Công và có thời gian cai trị đất nước từ 553 – 548 trước Công Nguyên.

Dù là con cả, nhưng Tề Trang Công lại có tuổi thơ vô cùng “sóng gió” khi từng bị Tề Linh Công gửi sang nước Tấn vào năm 555 trước Công Nguyên làm con tin để vua nước Tấn không tấn công nước Tề. Sau khi trở về nước, Tề Trang Công lại bị 2 người ái phi của vua cha là Trọng Cơ và Nhung Cơ chèn ép, phải đi trấn thủ thành.

Nhờ sự giúp đỡ của Thôi Trữ, Tề Trang Công mới giữ được vị trí thái tử.

Tuy nhiên, nhờ được tể tướng Thôi Trữ phò tá nên Tề Trang Công mới giữ được vị trí thái tử và sau đó lên ngôi vương vào năm 554 trước Công Nguyên. Để trả thù, không lâu sau khi đăng cơ, ông đã giết cả ái phi của cha lẫn người em trai cùng cha khác mẹ.

Dù được tể tướng Thôi Trữ trợ giúp rất nhiều mới có thể đăng cơ nhưng Tề Trang Công lại chẳng nể nang gì vị công thần. Thậm chí, ông còn thông gian với vợ Thôi Trữ và nhiều lần sỉ nhục đối phương nên cuối cùng bị giết chết ngay tại nhà nhân tình.

Vụ án chấn động thời Xuân Thu

Theo sử sách, không lâu sau khi cưới người thiếp tên là Đường Cơ, Thôi Trữ đã mời Tề Trang Công tới nhà để dùng bữa tối và chúc phúc cho mình. Vốn là người háo sắc, nên ngay khi nhìn thấy mỹ nhân Đường Cơ đẹp “khuynh nước, khuynh thành”, Tề Trang Công đã đem lòng yêu thích. Trong khi đó, Đường Cơ cũng thuộc dạng lẳng lơ nên cả hai liền chuốc cho Thôi Trữ say mèm rồi lén lút thông gian ngay tại nhà.

Tề Trang Công ngang nhiên dan díu với Đường Cơ ngay tại nhà Thôi Trữ. Ảnh minh họa.

Kể từ buổi tối hôm đó, Tề Trang Công nhiều lần viện cớ tới nhà Thôi Trữ để bàn việc nước, nhưng mục đích chính vẫn là để lén lút “mây mưa” với Đường Cơ. Tuy vậy, “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Thôi Trữ cuối cùng cũng phát hiện Tề Trang Công “vụng trộm” với ái thiếp của mình. Thế nhưng, do lo sợ vương quyền nên ông đành “bấm bụng làm ngơ”.

Dù vậy, Tề Trang Công lại “được đằng chân, lân đằng đầu”, thấy Thôi Trữ nhịn nhục, không dám tỏ thái độ thì càng ngang ngược. Đỉnh điểm là sau một lần ân ái với Đường Cơ, vua Tề còn lấy mũ của vị tể tướng, xem nó như một món quà nhỏ.

Khi được những cận thần khuyên can không nên quá đáng, Tề Trang Công lại ngang ngược nói: “Hắn mất mũ thì đã làm sao? Hắn không phải đã có một cái mũ khác sao”.

Thấy vua càng ngày càng ngang ngược, công khai thông gian với ái thiếp của mình, Thôi Trữ đã quyết định trả thù.

Thôi Trữ quyết định giết vua vì quá tức giận. Ảnh minh họa.

Tới năm 548 trước Công Nguyên, Tề Trang Công mở tiệc chiêu đãi vua nước Cử, nhưng Thôi Trữ lấy lý do bị ôm nên không tới. Sau khi nghe tin, vua Tề liền viện cớ tới thăm hỏi công thần, nhưng mục đích chính vẫn là gặp gỡ Đường Cơ.

Thế nhưng, Tề Trang Công không hề biết đây chỉ là cái bẫy. Khi vừa bước vào phòng, Thôi Trữ đã cho khóa chặt cửa rồi sai thủ hạ bao vây tứ phía. Nhận thấy nguy hiểm, vua Tề liền cố gắng leo tường chạy trốn, nhưng bị bắn trúng chân và ngã xuống.

Ngay lập tức, các thủ hạ của Thôi Trữ liền xông tới đâm chết Tề Trang Công. Thậm chí, những vệ sĩ đi theo bảo vệ vua cũng bị giải quyết sạch sẽ. Sau khi giết vua, Thôi Trữ an táng Tề Trang Công tại một xóm nhỏ tên là Sĩ Tôn. Đồng thời, ông cũng giúp Khương Chử Cữu - người em khác mẹ của Trang Công lên làm vua, lấy hiệu là Tề Cảnh Công.

Kết cục bất ngờ của Thôi Trữ

Ngay khi vừa đăng cơ, Tề Cảnh Công đã sắc phong Thôi Trữ và Khánh Phong – một vị quan Ngự sử trong triều làm “tả, hữu” Tể tướng để điều hành việc triều chính. Tuy nhiên, do tham vọng được một mình chuyên quyền, Khánh Phong đã nhanh chóng lên kế hoạch giết chết Thôi Trữ.

Cũng trong khoảng thời gian này, gia đình Thôi Trữ xảy ra nhiều xáo trộn nghiêm trọng. Cụ thể, hai người con của ông với người vợ cả là Thôi Thành và Thôi Cương rất bất bình khi thấy cha muốn lập Thôi Minh (con của Thôi Trữ với Đường Cơ) làm người thừa kế.

Trong khi đó, Thôi Minh lại có sự ủng hộ của hai tướng Vô Cữu và Đông Quách Yển nên liên tục gây sức ép, đe dọa những anh trai cùng cha khác mẹ. Điều này khiến Thôi Thành cùng Thôi Cương sợ hãi, phải chạy tới nhà Khánh Phong để cầu cứu.

Ngay lập tức Khánh Phong liền cấp quân cho Thôi Thành cùng Thôi Cương trở về ác chiến với quân của Vô Cữu và Đông Quách Yển khiến cả nhà họ Thôi náo loạn. Lúc này, Thôi Trữ cùng người vợ lẽ đành phải chạy trốn ra khỏi phủ.

Do không biết đây là mưu kế của Khánh Phong nên Thôi Trữ liền sai một hoạn quan tới nhà tể tướng họ Khánh để cầu cứu. Chỉ chờ điều đó, Khánh Phong liền sai đại tướng Lư Bồ Miết mang quân tới trừng trị Thôi Thành cùng Thôi Cương và nhân cơ hội này diệt sạch gia quyến nhà họ Thôi.

Khi trở về phủ thấy nhà cửa tan hoang, gia quyến chết sạch, Thôi Trữ mới phát hiện mình vừa mắc mưu Khánh Phong. Sau đó, ông cùng vợ lẽ quyết định tự sát, chấm dứt chuỗi thời gian hơn 50 năm làm quan nước Tề.

Nguồn: http://danviet.vn/vi-vua-trung-quoc-bo-mang-vi-tang-tiu-voi-vo-te-tuong-502021174040235...Nguồn: http://danviet.vn/vi-vua-trung-quoc-bo-mang-vi-tang-tiu-voi-vo-te-tuong-50202117404023578.htm

Độc chiêu giúp các hoàng đế Trung Quốc chọn mỹ nhân để ân ái mỗi đêm
Các hoàng đế Trung Quốc xưa thường có hàng trăm, hàng nghìn phi tần trong hậu cung nên việc chọn người nào để thị tẩm hàng đêm cũng là chuyện hết sức...
Bấm xem >>
Theo Bảo Minh (Dân Việt)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây