Hòa Thân nổi tiếng là tham quan nhưng tuyệt đối không đụng đến 3 khoản tiền này
- Thứ bảy - 19/02/2022 06:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hình tượng "đại tham quan khét tiếng" trên màn ảnh
Loạt phim "Tể tướng Lưu Gù" hay "Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam" có thể coi là kinh điển trong dòng phim cổ trang Trung Quốc vào thập niên trước. Trong đó, vai diễn Hòa Thân - nhân vật phản diện mưu mô, tham lam của diễn viên Vương Cương đã trở thành kinh điển.
Hình tượng Hòa Thân do Vương Cương thủ vai.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Vương Cương từng từ chối nhận vai diễn này. Thời điểm trước khi bấm máy "Tể tướng Lưu Gù", giám chế bộ phim Trương Quốc Huy gọi điện mời ông đảm nhận vai Hòa Thân. Tuy nhiên, ông từ chối với lý do bận đi lưu diễn 2 tháng ở nước ngoài. Thực tế, Vương Cương từ chối bởi ông nghĩ ngoại hình của mình không phù hợp với nhân vật. Thứ hai, ông muốn giữ hình ảnh đẹp đẽ, chuẩn mực đã gây dựng bấy lâu trong mắt công chúng. Dù vậy, Trương Quốc Huy vẫn rất kiên định mời gọi nam diễn viên. Sau 2 tháng liên hệ lại, Vương Cương bằng lòng thử sức vai Hòa Thân..
Hình ảnh Hòa Thân của Vương Cương là một ông chú già, có thân hình mập mạp và nét mặt mưu mô, xảo trá. Trong lịch sử, Hòa Thân cũng là một tham quan bị phê phán không ít nên hình ảnh trong phim rất phù hợp với hình dung của đại chúng về một nhân vật như vậy.
"Đại tham quan" được vua Càn Long yêu quý
Số tài sản mà Hòa Thân thực sự "vơ vét" không thể nói rõ bởi có nhiều câu chuyện mô tả khác nhau. Trong ghi chép về việc "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân" chỉ ra phần nào khối tài sản đồ sộ của vị tham quan này. Theo đó, hoàng đế đã tịch thu hơn 32.000 lượng vàng được cất giấu trong những bức tường lớn và dày, hơn 3 triệu lượng bạc được giấu kín trong vô số căn hầm sâu. Bên cạnh đó, Hòa Thân còn cho thuê hơn 126.000 mẫu ruộng, hơn 1000 căn nhà. Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng khoảng 1.100 triệu lượng bạc. Nhiều người cho rằng số tiền ấy tương đương với quốc khổ mà nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.
Số tài sản của Hòa Thân nhiều gấp 15 lần ngân khố quốc gia. (Ảnh minh họa).
Không thể phủ nhận Hòa Thân là một "đại tham quan" nhưng xét trên phương diện kiếm tiền và quản lý tài chính, ông được xem là thiên tài. Kì thực, Hòa Thân hiểu rõ đạo làm quan nên Càn Long không khi nào bắt được điểm yếu của ông.
Hòa Thân vừa sở hữu khối tài sản khổng lồ lại có tiếng nói và phe cánh trong triều, nhưng có thể nói là một trung thần hiếm có, cả đời chưa bao giờ có ý nghĩ phản bội nhà Thanh. Mặt khác, Hòa Thân tham tiền tài nhưng đặc biệt ông không bao giờ đụng đến ba khoản tiền ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của triều đại.
Hòa Thân cả đời chưa bao giờ có ý nghĩ tạo phản.
Thứ nhất, Hòa Thân tuyệt đối không tham ô khoản tiền của triều đình dùng để cứu trợ thiên tai. Mỗi khi người dân gặp thiên tai, triều đình lại mở kho lương tiếp tế, phát chẩn. Số tiền và lương thực cứu trợ này sẽ giao cho quan địa phương thay mặt triều đình xử lý. Rất nhiều viên quan nhỏ đã lợi dụng chức quyền để tham ô số tiền cứu trợ ấy, khiến dân chúng lún sâu vào cảnh lầm than.
Hòa Thân hiểu rõ, dân đói khổ sẽ biến gậy cuốc thành gươm đao, khiến thiên hạ trở nên đại loạn, dẫn đến vận nước suy vong. Mặt khác, rất nhiều người chỉ chờ Hòa Thân mắc sai lầm là sẽ lập tức mượn cớ để lật lại hết những tội tham của ông.
Tuy là "đại tham quan" nhưng Hòa Thân có nguyên tắc riêng.
Thứ hai, Hòa Thân không tham ô khoản tiền triều đình dùng cho khoa cử. Vương triều phong kiến rất coi trọng việc trù bị nhân tài. Từ khi chế độ khoa cử bắt đầu, mỗi dịp khoa cử đều được coi là việc trọng đại của quốc gia mà nhiều người quan tâm. Vì thế, Hòa Thân tuyệt đối không đụng đến khoản tiền này.
Thứ ba, Hòa Thân không bao giờ nhận tiền nếu đó là chuyện ông không làm được. Nhiều tham quan khi thấy tiền là sáng mắt không cần biết yêu cầu của đối phương. Tuy nhiên, Hòa Thân lại có quy tắc riêng. Với ông, những chuyện không làm được dù bị hối lộ bao nhiêu tiền thì ông vẫn từ chối, không lợi dụng để chiếm lợi ích của đối phương. Nguyên tắc làm việc đó cũng thể hiện sự cẩn trọng, thông minh và nhạy bén với thời cuộc của ông. Việc biết từ chối đúng lúc đã giúp Hòa Thân tránh được nhũng kẻ thù luôn túc trực để "tóm" lấy điểm sơ hở của ông.
Hòa Thân cả đời hành sự tỉ mỉ, chỉ làm những việc mà bản thân nắm phần chắc chắn. Ông chỉ lợi dụng chức quyền để tham ô những khoản tiền không nghiêm trọng nhưng ngược lại cũng hết lòng làm việc cho vua. Đó cũng là lý do vì sao hoàng đế Càn Long biết rõ lòng tham của Hòa Thân nhưng chỉ nhắm mắt cho qua.
Nguồn: http://danviet.vn/hoa-than-noi-tieng-la-tham-quan-nhung-tuyet-doi-khong-dung-den-3-khoa...
Thâm cung bí sử