Dọn tủ quần áo "hái ra tiền": Phẩy tay kiếm vài trăm triệu 1 năm
- Thứ ba - 11/05/2021 18:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ở Trung Quốc, tỷ lệ người giàu đang có xu hướng tăng cao, giới thượng lưu và những người giàu mới nổi hiện không ngại chi tiền vào hàng hiệu. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đồng thời tạo ra những công việc không tưởng trong xã hội với mức lương lên đến hàng trăm triệu mỗi năm.
Hàng hiệu chất thành kho không thể kiểm soát được, lúc này giới siêu giàu cần những nhóm chuyên nghiệp tới "dọn nhà cho đỡ chật". Nghề này đang ngày càng trở nên phổ biến giúp không ít người đổi đời.
Nghề sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa chưa phổ biến ở nhiều nước châu Á, nhất là tại các tỉnh thành phố ở Trung Quốc.
Được biết, mỗi buổi dọn dẹp tủ đồ có chi phí vào khoảng 2.000 USD (hơn 46 triệu đồng), đồ giá trị càng cao yêu cầu về người dọn dẹp càng khắt khe. Thậm chí mức phí có thể cao hơn tùy độ cầu kỳ, đắt đỏ, hoành tráng của tủ đồ.
Và khách hàng của họ thường là những người có thu nhập từ 150.000 USD/năm (3,5 tỷ đồng) trở lên.
Cụ thể, ngoài việc am hiểu thương hiệu, chất liệu của sản phẩm, những người dọn dẹp còn cần thông thạo việc lau dọn, gấp, cách móc treo từng loại quần áo dựa trên tư duy bố trí sắp xếp khoa học, tiết kiệm không gian cho gia chủ.
Ví dụ: Túi hàng hiệu sẽ phải có chỗ bảo quản riêng, trang sức để đúng chỗ, tất phải buộc thành đôi, quần áo sắp xếp theo từng chất liệu, màu sắc thậm chí nhãn hiệu…
Theo số liệu thống kê, có tới hơn 40% người sắp xếp tủ quần áo có thu nhập hàng năm là 100.000 NDT (khoảng 340 triệu đồng) và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Phương châm của đội ngũ dọn đồ là không khuyên khách hàng vứt bỏ bớt đồ hay ngừng mua sắm, mà tư vấn cho họ các sắp xếp khoa học, hợp lý. Ngành phục vụ này hiện có khoảng 3.000 lao động, ước tính trong năm 2021 có thể đạt doanh thu 14,9 tỷ USD.
Đại dịch Covid-19 "giáng đòn" mạnh lên nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên thị trường hàng xa xỉ phẩm liên tục bùng nổ mạnh tại Trung Quốc.
Các hãng thời trang siêu sang như Hermes, LV, Gucci, Dior, Salvatore Ferragamo, Burberry,… được cho là đã gặt nhiều thành công. Đặc biệt với Hermes, hãng này thu về 2,7 triệu USD (khoảng 62,3 tỷ đồng) doanh số bán hàng vào ngày mở cửa trở lại của cửa hiệu flagship Taikoo Hui đặt tại Quảng Châu, Trung Quốc sau dịch bệnh Covid-19.
Thị trường sôi động, nguy cơ hàng giả gia tăng, không ai muốn mất cả tỷ đồng để "rinh" 1 món hàng giả về tủ đồ của mình. Để giải quyết vấn nạn này, những người chuyên thẩm định hàng hiệu "lên ngôi".
Mức lương mà các chuyên viên thẩm định hàng hiệu nhận được thường là khoảng 1,9 triệu đồng/giờ, chưa tính đến các khoản chi phí đi lại.
Ở Trung Quốc có nhiều khóa dạy thẩm định hàng giả, người học sẽ phải tham gia các lớp học đào tạo ngắn hạn, kéo dài 9 buổi. Để tham gia lớp học, mỗi người sẽ phải bỏ ra số tiền gần 16.000 NDT (hơn 56 triệu đồng).
Bất chấp mức học phí đắt đỏ, vẫn có không ít người chấp theo đuổi các ngành dịch vụ mới nổi như này với hy vọng vào một tương lai giàu có.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/don-tu-quan-ao-hai-ra-tien-phay-tay-kiem-vai-tram-trieu-1-na...