Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Cung điện xa hoa không có nhà vệ sinh, quý tộc xưa “giải quyết nỗi buồn” bằng cách nào?

Cung điện xa hoa không có nhà vệ sinh, quý tộc xưa “giải quyết nỗi buồn” bằng cách nào?
Mọi người thường trầm trồ trước sự lộng lẫy, nguy nga của những cung điện phương Tây thời xưa, nhưng ít ai biết rằng, các tòa nhà rộng lớn ấy lại không hề có nhà vệ sinh.

Vào thời xưa, người ta quan niệm rằng nhà vệ sinh là nơi bẩn thỉu, hôi hám, vì thế không thích hợp để xuất hiện tại một nơi sang trọng như cung điện. Thậm chí, có nguồn tin cho hay, khái niệm nhà vệ sinh đối với người phương Tây xa xưa gần như không tồn tại.

Thay vào đó, họ đi tiểu tiện và đại tiện vào những cái rãnh và hố bên ngoài nhà. Sau đó, một số nhà vệ sinh công cộng với hệ thống rãnh nước thải được xây dựng vào thời La Mã nhưng chưa hoàn toàn phổ biến.

Đến thời Trung Cổ, trong khi những người dân thường sử dụng chậu đồng để chứa chất thải rồi đổ ra ngoài đường, tầng lớp quý tộc thời đó lại sử dụng loại bình gốm có tên Bourdalou.

Một số mẫu bình Bourdalou được sử dụng thời xưa.

Tương truyền, tên gọi của chiếc bình này bắt nguồn từ tên của ông Louis Bourdaloue (1632-1704), một trong những linh mục Dòng Tên thời Louis XIV. Vị này thuyết giảng hay tới mức không ai muốn bỏ sót một câu, một chữ nào mà ông nói.

Chính vì vậy, nhiều người, đặc biệt là phụ nữ khi đến dự bài giảng của ông đều mang theo một chiếc bình sứ và đặt dưới váy của mình phòng khi cần đi vệ sinh. Thời đó, nhà thờ và nhà hát đều không được phép xây nhà vệ sinh, cũng không có giờ giải lao giữa các bài giảng, vì vậy, chiếc bình Bourdalou trở thành “cứu cánh” cho không ít người.

Theo thông tin ghi lại, đây là loai bình có hình bầu dục, đôi khi là hình thuôn dài hoặc hình chữ nhật, một phía đầu hơi nhếch lên, phía kia có tay cầm, và được làm từ sứ hoặc gốm của các nhà máy sản xuất đồ gốm sứ hàng đầu châu Âu lục địa.

Những bình Bourdalou này có nắp đậy để không bốc mùi ra xung quanh, thường được trang trí hoa văn, họa tiết vô cùng sặc sỡ và đẹp mắt, thậm chí còn được mạ vàng bạc để thể hiện đẳng cấp và sự giàu có. Tại nước Anh, bình Bourdalou còn được trang trí cả ở bên trong.

Vì có thiết kế nhỏ gọn lại tiện lợi, chiếc bình này được người phương Tây xưa đem đi khắp mọi nơi, từ đi làm đến đi du lịch. Nó cũng là vật phẩm được sử dụng trong hầu hết các bữa tiệc của vua chúa phương Tây thời xưa.

Vậy họ sử dụng như thế nào?

Đối với các quý cô, quý bà lúc nào cũng khoác lên mình những bộ váy áo lộng lẫy, khi cần đi vệ sinh, họ sẽ trốn sau tấm rèm để "giải quyết" vào bình rồi đem cho người hầu đổ đi. Trong trường hợp không thể di chuyển ra chỗ khác, ví dụ như đang trong các giờ giảng tại nhà thờ, họ sẽ sẽ để chiếc bình Bourdalou ngay phía dưới váy và đi vệ sinh, và cho người đem đi đổ.

Đối với các quý ông, việc “giải quyết nỗi buồn” có vẻ đơn giản hơn nhiều. Cụ thể, trong một bữa tiệc, họ hoàn toàn có thể lấy một chiếc nồi hoặc chậu rồi đi vệ sinh ngay tại phòng ăn, sau đó sai người hầu dọn dẹp.

Chiếc bình đặc biệt này được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết thế kỷ 18 và tới tận đầu thế kỷ 19, mãi cho tới khi các tủ chứa nước bắt đầu được xây dựng trong nhà và các tòa nhà, việc sử dụng những chiếc bình này mới bắt đầu giảm đi đáng kể.

Sau này, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại và văn mình hơn, bình Bourdalou không còn được sử dụng nữa. Ngày nay, khuôn mẫu của bình Bourdalou vẫn được trưng bày tại một số bảo tàng lịch sử ở châu Âu.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/doi-song/cung-dien-xa-hoa-lai-khong-co-nha-ve-sinh-quy-...Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/doi-song/cung-dien-xa-hoa-lai-khong-co-nha-ve-sinh-quy-toc-phuong-tay-xua-giai-quyet-noi-buon-bang-cach-nao-a338773.html

Hoàng hậu Trung Hoa cuối cùng nghiện khỏa thân, thích tắm kiểu lạ và cuộc đời đầy bi kịch
Bị ghẻ lạnh, sống vò võ chốn hậu cung, trải qua biết bao biến cố, hoàng hậu này đã chết trong cô đơn bỏ lại nhiều câu chuyện khó tin về cuộc đời.
Bấm xem >>
Theo Đinh Kim (Đời sống & Pháp luật)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây