Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Chăm bố tiểu đường, con gái nấu ăn đúng chế độ, sau 1 tháng chỉ số tụt phăng phăng

Chăm bố tiểu đường, con gái nấu ăn đúng chế độ, sau 1 tháng chỉ số tụt phăng phăng
Không chỉ nấu ăn cho bố mỗi bữa ăn chị còn bày biện rất đẹp mắt, giúp bố ngon miệng hơn.

Thường xuyên chia sẻ các công thức, mâm cỗ hấp dẫn trên mạng xã hội nên rất nhiều chị em nội trợ biết đến chị Lại Thu Trang (Hà Nội). Mới đây, chị tiếp tục chia sẻ những bữa ăn đẹp mắt cho bố bị tiểu đường khiến nhiều người trầm trồ, hỏi kinh nghiệm.

Chị Thu Trang chia sẻ, trước đây bố chị không ốm nặng thì có thể tự nấu ăn được nhưng giờ có bệnh, ông không thể làm được nữa. Do đó các bữa ăn trong nhà chị đều đảm nhiệm hết. 

Chị cũng vốn là người thích nấu ăn, nên việc vào bếp với chị rất đơn giản. Thậm chí chị luôn chiều theo sở thích ăn uống của mỗi người trong gia đình (nhà chị có hai bố con nhưng thỉnh thoảng có người nhà đến chơi), kiểu nào cũng nấu được. 

Nói về bữa ăn nấu cho bố bị tiểu đường, chị chia sẻ, "cách đây khoảng 2 tháng thì bố mình ốm nặng phải nhập viện. Chỉ số tăng cao, bác si kê đơn và điều chỉnh ăn uống. Nên khi được về nhà thì mình bắt đầu nấu ăn cho bố theo chế độ".

Thế nhưng chăm sóc người bị tiểu đường không chỉ đơn giản là nấu ăn theo chế độ đó mà ngày nào phải cho bố thử máu vảo buổi sáng cho bố. Để xem chế độ ăn mình nấu và thuốc uống có hợp không, chỉ số có bị tăng nữa không.

Để nấu ăn theo chế độ này, chị Thu Trang cho biết, bản thân chị cũng không phải nghiên cứu gì nhiều. Không nấu các món dành cho người bị tiểu đường và thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt. Sau khi ăn gạo lứt mọi chỉ số đều ổn định và bố chị còn tăng được hơn 3kg. 

"Mọi người bảo ăn gạo lứt trắng tốt hơn nhưng mình thấy các chỉ số của bố ổn định nên cũng không thay đổi gì", chị chia sẻ.

Để tiết kiệm thời gian, hơn nữa nhà cũng chỉ có hai bố con nên chị Trang ăn theo chế độ ăn của bố cho tiện. Do phải đi làm và đi công tác sớm nên, chị thường đi chợ từ 6h kém xong về cắm cơm và nấu thức ăn luôn. Chị cũng lựa chọn các món đơn giản nhưng đủ chất và ít thời gian chế biến. 

Lượng thức ăn và cơm sẽ chỉ nấu đủ 1 ngày cho 2 bố con chị. Thường chị không để đồ ăn thừa để tủ lạnh, trừ các món cá kho, thịt kho. Thời gian nấu mỗi bữa ăn như vậy chị chỉ mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng. 

Tuy nấu ăn như vậy nhưng những ngày đầu tiên bố chị không muốn ăn vì cảm thấy ăn theo chế độ này khó ăn và không quen. Sau đó chị gái của chị Trang mua gạo lứt về nấu ăn thử để điều chỉnh đường huyết thì ông đã chịu ăn và từ đó đến giờ ông ăn rất đều đặn. "Bữa nào bố mình cũng ăn hết 1 đĩa", chị Thu Trang vui vẻ nói. 

Để kích thích bố ăn hơn chị còn bày biện các món ra đĩa rất đẹp mắt. Còn món canh thì sẽ để ở bát riêng. Nhờ có chế độ ăn này, mà trước đây chỉ số tiểu đường của bố chị luôn là 12-14 phẩy. Sau khi ăn hơn 1 tháng thì chỉ số chỉ còn 6-7 phẩy. Tất nhiên để có được điều này phải cần đến sự điều trị của thuốc nhưng kết hợp với ăn uống đúng chuẩn mới có chỉ số ổn định được.

Ngoài việc nấu ăn, chị còn mua bánh quy và sữa dành riêng cho người tiểu đường, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt cho bố ăn lúc nhạt miệng. Hoa quả sẽ có khế, ổi, bưởi, còn nước cam hay chanh sẽ có đường ăn kiêng để pha. 

Chị Trang khuyên nhủ, nếu nhà ai có người bị tiểu đường nên đưa đi khám định kỳ để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị và đưa ra chế độ ăn phù hợp.

Nhờ có chế độ ăn uống hợp lý, trình bày hấp dẫn mà bố chị Trang có thể thưởng thức hết 1 đĩa cơm này trên bữa

Gái xinh thay mẹ vào bếp nấu 'nhoay nhoáy' cỗ, sáng tạo bày lên mâm tiết kiệm công rửa bát
Với cách này, nhà chị Bùi Thanh Thủy không phải rửa nhiều bát đĩa ngày Tết, mọi người đều rảnh rỗi hơn rất nhiều.
Bấm xem >>
Theo Lam Hạ (Khám phá)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây