COVID-19: Hơn 50 học sinh mầm non tại một xã dương tính, địa phương họp khẩn trong đêm 28 Tết
- Thứ hai - 31/01/2022 12:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Số ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng từ 27/04
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
181.280.001
Số mũi tiêm hôm qua
161.586
6 diễn biến
Nghệ An: Một xã xuất hiện 100 F0, hơn một nửa là học sinh mầm non
Sáng 31/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 30/01 đến 6h00 ngày 31/01), tỉnh ghi nhận 148 ca dương tính mới với Covid-19 tại 13 địa phương: Tp.Vinh 63 ca, Quế Phong 20 ca, Nghĩa Đàn 16 ca, Diễn Châu 11 ca, Nghi Lộc 7 ca, Yên Thành 7 ca, Quỳnh Lưu 6 ca, Thanh Chương 6 ca, Hoàng Mai 6 ca, Tương Dương 3 ca, Con Cuông 1 ca, Quỳ Hợp 1 ca, Thái Hòa 1ca.
Trong đó có 24 ca cộng đồng tại 6 địa phương (Tp.Vinh 18 ca, Nghĩa Đàn 2 ca, Thanh Chương 1 ca, Quế Phong 1 ca, Diễn Châu 1 ca, Hoàng Mai 1 ca); 124 ca đã được cách ly từ trước (87 ca là F1, 35 ca từ ngoại tỉnh có dịch về, 2 trong khu cách ly). Ghi nhận 84 ca có triệu chứng, 64 ca không có triệu chứng.
Tối ngày 30/1 ( tức 28 Tết) PGS.TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế - Phó Chỉ huy Phòng chống dịch đã có buổi họp khẩn với lãnh đạo huyện Yên Thành. Theo báo cáo, trong ngày 30/1 xã miền núi Thịnh Thành đã ghi nhận 100 ca F0, điều quan tâm là hơn một nửa số ca nhiễm là các cháu mầm non.
Sau khi xuất hiện các F0 trên địa bàn, huyện, xã đã triển khai kịp thời các giải pháp phòng chống dịch, lập trạm thu dung và điều trị F0.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến đề xuất phương án để sớm không chế ổ dịch và có những kiến nghị đề xuất với các cơ quan chuyên môn để triển khai điều trị F0 tại nhà.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở chủ trì đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực của huyện Yên Thành và xã Thịnh Thành trong công tác chống dịch. Đồng chí nhận định, tình hình dịch đang diễn biến khá phức tạp, đặc biệt, việc xuất hiện lượng F0 lớn trong cộng đồng chủ yếu là các cháu nhỏ, điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nếu không có các giải pháp kịp thời, dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh trước và sau Tết Nguyên Đán.
Để sớm khống chế tiến tới dập dịch một cách nhanh nhất, ông Dương Đình Chỉnh đề nghị: Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Yên Thành cần khẩn trương thiết lập các cơ sở thu dung để kịp thời điều trị F0 và hướng dẫn theo dõi, điều trị các F0 tại nhà. Trong đó, cần chủ động về thuốc, vật tư y tế và các điều kiện thiết yếu khác để chăm sóc, điều trị các ca bệnh. Nhanh chóng tiến hành truy vết, rà soát và điều tra dịch tễ các đối tượng có nguy cơ cao, xét nghiệm diện rộng để sớm bóc tách F0. Kích hoạt và phát huy hết khả năng, vai trò của Tổ Covid cộng đồng, cùng tham gia hỗ trợ các gia đình có F0. Chính quyền địa phương cần đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có F0, F1...
Đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu, nâng cao ý thức và trách nhiệm tham gia chống dịch hiệu quả. Chủ động lên các phương án kịch bản để ứng phó trong trường hợp dịch bùng phát mạnh. Hạn chế các hoạt động tụ tập đông người tại địa phương. Đồng thời huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để sớm khống chế dịch trên địa bàn, để người dân được đón Tết cổ truyền ấm cúng, hạnh phúc
Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 14.273 ca mắc Covid-19 ở 21 địa phương. Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện 11.644 bệnh nhân. Lũy tích số bệnh nhân tử vong 41 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 2.588 bệnh nhân.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-mot-xa-xuat-hien-100-f0-hon-mot-nua-la-hoc-sinh-mam-...
TP HCM: Người dân đến đâu để tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 những ngày Tết?
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) ngày 31-1 đã cập nhật danh sách các điểm tiêm vắc-xin xuyên Tết để tiêm cho tất cả người dân đang sinh sống trên địa bàn. TP HCM sẽ nỗ lực bao phủ vắc-xin ngừa Covid-19 trong cộng đồng đến hết tháng 2-2022.
Danh sách các địa điểm tiêm vắc-xin xuyên Tết tại TP HCM
Theo đó, những người chưa tiêm hay người đến lượt tiêm mũi 2, liều bổ sung, liều nhắc lại có thể đến bất cứ điểm tiêm nào tại 21 quận, huyện và TP Thủ Đức để được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.
HCDC khẳng định người dân đang ở TP HCM, bất kể thường trú hay tạm trú, có nhu cầu đều có thể tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 mà không cần đăng ký danh sách trước. Khi đi, người dân cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và giấy chứng nhận tiêm vắc-xin.
Thời gian qua, ngành y tế TP HCM vẫn "đi từng ngõ, gõ từng nhà" thuyết phục tiêm vắc-xin cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ
Trước đó, ngành y tế TP HCM cho biết trong thời gian qua, hầu hết các trường hợp tử vong do Covid-19 trên địa bàn chủ yếu là người thuộc nhóm nguy cơ như: lớn tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều. Bên cạnh đó, hiệu quả vắc-xin có thể giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc tiêm mũi tăng cường, nhắc lại sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ của cơ thể trước Omicron và các biến thể khác của Covid-19.
Trong trường hợp từng mắc Covid-19, người dân vẫn nên tiêm vắc-xin vì vẫn có khả năng bị tái nhiễm, nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc truyền virus cho người khác. Theo HCDC, tiêm đủ liều vắc-xin là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể với Omicron để không bị bệnh nặng, không phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong.
Tính đến nay, TP HCM có 92 người mắc biến thể Omicron, trong đó có 5 ca cộng đồng. Chùm ca Omicron cộng đồng đã được kiểm soát, không lây lan thêm.
Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-nguoi-dan-den-dau-de-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-nhun...
Thủ tướng: Địa phương không được tự đặt ra yêu cầu phòng dịch trái quy định
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công điện 774 ngày 30-1 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Công điện gửi Bộ trưởng, trưởng ngành và Chủ tịch UBND tỉnh, TP nêu rõ cần chuẩn bị chu đáo và bảo đảm các điều kiện cần thiết phục vụ Nhân dân đón mừng năm mới 2022 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu các địa phương tạo thuận lợi cho người dân đi lại, về quê ăn Tết và quay trở lại nơi làm việc; không được “ngăn sông, cấm chợ”... Ảnh: VGP
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP thực hiện tốt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 11/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Nhâm Dần 2022 và Chỉ thị số 35/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Trong đó chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Các địa phương không được tự đặt ra yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch trái với quy định của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; bảo đảm đầy đủ thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị và lực lượng cán bộ, nhân viên y tế sẵn sàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khám, chữa bệnh cho người dân trong dịp Tết.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo chăm lo đời sống, bảo đảm mọi người dân, mọi gia đình đều được vui Xuân, đón Tết; thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; chăm lo các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn đúng đối tượng, chế độ quy định.
Quản lý tốt thị trường, giá cả và chủ động chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Chủ tịch UBND tỉnh, TP chỉ đạo theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ Tết của Nhân dân trên địa bàn; tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, niêm yết giá, không để xảy ra việc lợi dụng dịp Tết để tăng giá, tác động, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu đi lại của Nhân dân trong dịp Tết; chú trọng phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đưa đón, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, cho công nhân, người lao động về quê ăn Tết và quay trở lại nơi làm việc; không được “ngăn sông, cấm chợ” và bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Đối với các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao mừng Xuân, Thủ tướng yêu cầu phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá và thuần phong, mỹ tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc gắn với thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Chú trọng bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong dịp Tết; thực hiện nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chủ động nắm chắc tình hình cơ sở, nhất là các tuyến biên giới và tại các địa bàn trọng điểm.
Kịp thời có phương án xử lý hiệu quả các tình huống phát sinh, không để bị động bất ngờ, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng; tăng cường phòng, chống cháy nổ, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Bên cạnh việc cơ quan khí tượng, thủy văn tập trung làm tốt công tác dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ trực Tết và các chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết; xử lý kịp thời các công việc, tình huống phát sinh, không để ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần tập trung cao, quyết liệt, hiệu quả.
Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/thu-tuong-dia-phuong-khong-duoc-tu-dat-ra-yeu-cau-phong-dich-tra...
Anh có phát hiện quan trọng, mở ra hy vọng chấm dứt di chứng hậu COVID-19
Một nghiên cứu thí điểm nhỏ ở Anh đã phát hiện một số người bị các triệu chứng hậu COVID-19 có thể có tổn thương tiềm ẩn ở phổi.
Công trình nghiên cứu nói trên tập trung vào những người không cần chăm sóc tại bệnh viện khi mắc COVID-19 nhưng lại bị khó thở kéo dài sau khi được xác nhận khỏi bệnh, theo kênh BBC.
"Hậu COVID-19" dùng để chỉ một loạt các triệu chứng tiếp tục trong nhiều tuần sau khi bị nhiễm COVID-19 và các bác sĩ thường không giải thích được nguyên nhân.
Công trình được xây dựng dựa trên một nghiên cứu trước đó nhằm theo dõi những bệnh nhân COVID-19 đã nhập viện. Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này đã làm sáng tỏ lý do tại sao khó thở lại phổ biến ở các triệu chứng hậu COVID-19, mặc dù lý do gây ra cảm giác khó thở thường rất nhiều và phức tạp.
Một nghiên cứu lớn hơn, chi tiết hơn đang được tiến hành để xác nhận kết quả.
Dùng khí hiếm xenon
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thông khí phổi bằng khí xenon để phát hiện những bất thường ở phổi mà phương pháp chụp thông thường không xác định được.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh kết quả chụp MRI và các xét nghiệm chức năng phổi khác ở ba nhóm tình nguyện viên.
Các tình nguyện viên bao gồm những người mắc di chứng hậu COVID-19, khó thở và không nhập viện khi phát hiện dương tính virus SARS-CoV-2; 12 người đã nhập viện điều trị nhưng không bị di chứng hậu COVID-19; và 13 người khỏe mạnh là "đối chứng". Với phương pháp mới, tất cả tình nguyện viên được cho hít khí xenon trong một từ trường chụp cộng hưởng từ. Khí xenon hoạt động theo cách rất giống với oxy nhưng có thể được theo dõi trực quan bằng cách chụp MRI. Điều này giúp các nhà khoa học có thể "xem" cách oxy di chuyển từ phổi vào máu - một bước quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy nuôi cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ở hầu hết những người bị di chứng hậu COVID-19, lượng khí được truyền ít hơn so với các đối chứng khỏe mạnh. Nhóm bệnh nhân từng nhập viện để điều trị COVID-19 cũng có những bất thường tương tự.
Mở ra hy vọng cho những bệnh nhân mắc di chứng hậu COVID-19
Trưởng nhóm nghiên cứu và là một chuyên gia về phổi - Tiến sĩ Emily Fraser cho biết bà thấy "thật khó chịu khi có những người đến phòng khám và không thể giải thích cho họ chính xác lý do tại sao họ khó thở".
Lý do là vì các phương pháp chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT) không cho thấy biểu hiện bất thường. "Đây là nghiên cứu quan trọng và tôi thực sự hy vọng nó sẽ làm sáng tỏ các vấn đề còn tồn đọng.
Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng rằng các biện pháp phục hồi chức năng và luyện tập thở thực sự hữu ích" - chuyên gia Emily nói. Đồng nghiên cứu viên chính của nghiên cứu - Giáo sư Fergus Gleeson cho biết: "Hiện có nhiều câu hỏi cần lời giải đáp: Bao nhiêu bệnh nhân mắc di chứng hậu COVID-19 sẽ được theo dõi các bất thường? Tầm quan trọng của các phát hiện của chúng tôi? Nguyên nhân của sự bất thường và hậu quả lâu dài của nó là gì?".
"Một khi chúng tôi hiểu cơ chế đằng sau những triệu chứng này, chúng tôi sẽ có thể phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn" - ông nói thêm.
Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/anh-co-phat-hien-quan-trong-mo-ra-hy-vong-cham-dut-di-chung-hau-...
Ninh Bình phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron
Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 do biến thể Omicron được ghi nhận tại Ninh Bình. Bệnh nhân được xác định là B.V.H, sinh năm 1982.
Trước đó, vào ngày 7/1, bệnh nhân nhập cảnh từ Tanzania về Việt Nam, được cách ly tập trung tại Khách sạn Hadana – Hội An, tỉnh Quảng Nam từ ngày 7- 10/1 có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 10/01/2022, bệnh nhân hoàn thành thời gian cách ly tập trung, về Trạm Y tế phường Ninh Sơn (TP. Ninh Bình) khai báo y tế và được chỉ định cách ly tại nhà. Trong thời gian cách ly, bệnh nhân chấp hành nghiêm túc các quy định cách ly y tế tại nhà, chỉ ở trong nhà, hạn chế tiếp xúc với những người trong gia đình, không đi đâu, không tiếp xúc với người khác.
Tiêm phòng vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa
Ngày 16/01/2022, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm Realtime-PCR tại Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medlatec Ninh Bình cho kết quả dương tính với Sars-CoV-2. Ngay sau đó bệnh nhân khai báo với Trạm Y tế và được chuyển đến khu điều trị cách ly Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Ninh Bình.
Tại đây, bệnh nhân được cách ly cùng phòng với 14 người khác và được lấy mẫu xét nghiệm chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải trình tự gen. Ngày 27/01/2022, sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn xuất viện, bệnh nhân được về nhà theo dõi sức khỏe tại nhà.
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 Omicron phân nhóm BA.1. Ngay sau khi nhận kết quả giải trình tự gen, ngành Y tế Ninh Bình đã tiếp tục thực hiện điều tra, truy vết các trường hợp liên quan theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công điện số 2308/CĐ-BYT, đồng thời tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Ninh Bình thêm ổ dịch mới, nhiều trường chuyển sang học trực tuyếnNinh Bình: Số ca mắc liên tục tăng, xuất hiện nhiều ổ dịch mớiHiện tại, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, những người trong gia đình chưa xác định dương tính với SASR-CoV-2. Ngoài ra, 14 bệnh nhân điều trị cùng phòng với bệnh nhân nói trên đều được theo dõi, cách ly theo quy định và đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện chưa phát hiện các ca bệnh thứ phát do lây nhiễm từ bệnh nhân tại Ninh Bình.
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, CDC Ninh Bình khuyến cáo người dân: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; nghiêm túc thực hiện khai báo y tế, các quy định khi di chuyển đến/đi/về các địa phương. Không lơ là chủ quan cũng như không lo lắng thoái quá, tiếp nhận các thông tin chính xác, tin cậy về dịch bệnh, thích ứng chủ động, hợp tác với y tế, các đoàn thể để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đủ liều, liều bổ sung và liều nhắc lại. Tiếp tục thực hiện thông điệp 5K. Khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết.
Đối với người nhập cảnh, có yếu tố nguy cơ cần khai báo y tế hoặc liên hệ với y tế địa phương để tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm sớm phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ninh-binh-phat-hien-truong-hop-dau-tien-nhiem-chung-omicron-1...
Đà Nẵng: Thêm 877 ca Covid-19 trong ngày 29 Tết
Chiều 31-1( 29 tháng chạp), Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 877 ca Covid-19. Trong đó, 634 ca phát hiện ở cộng đồng, 243 ca cách ly tại nhà.
Cụ thể, 634 ca cộng đồng gồm: 350 ca tự đến các cơ sở y tế khám bệnh, xét nghiệm; 256 ca tự test nhanh dương tính được các trạm y tế lấy mẫu; 20 ca có triệu chứng được các trạm y tế lấy mẫu; 3 ca về từ các nơi khác; 4 ca xét nghiệm định kỳ tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh; 1 ca là nhân viên y tế xét nghiệm định kỳ.
Quận Thanh Khê là địa phương ghi nhận số ca Covid-19 cao nhất với 189 trường hợp, tiếp đến là quận Liên Chiểu với 161 ca. Quận Sơn Trà 134 ca, quận Hải Châu 132 ca, huyện Hòa Vang 98 ca, quận Cẩm Lệ 87 ca, quận Ngũ Hành Sơn 51 ca.
Cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay, TP Đà Nẵng đã ghi nhận 21.312 ca Covid-19.
Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/da-nang-them-877-ca-covid-19-trong-ngay-29-tet-202201311352...
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/covid-19-hop-khan-trong-dem-khi-phat-hien-50-hoc-s...
Tin tức TP.HCM