Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Bỏ túi ngay những mẹo các đầu bếp thường dùng để vừa nấu ăn ngon lại tiết kiệm thời gian

Bỏ túi ngay những mẹo các đầu bếp thường dùng để vừa nấu ăn ngon lại tiết kiệm thời gian
Bạn có thể thích nấu ăn, nhất là trong một ngày mưa gió lên một dự án nấu các món ngon. Nhưng chắc chắn sau đó phải mất một thời gian dài để dọn dẹp thì không một ai thích cả. Có thể bạn sẽ cần những lời khuyên này để giảm thiểu thời gian dọn dẹp và duy trì sở thích nấu ăn của bạn.

1. Bắt đầu với một nhà bếp sạch sẽ 

Nhà bếp của bạn nên được sắp đặt gọn gàng và sạch sẽ với các vị trị đặt máy rửa bát và bồn rửa chén, hoặc giá đỡ phải hợp lý và thoáng trước khi bạn nấu ăn. Nếu phải nấu ăn trong một mớ hỗn độn sẽ khiến bạn căng thẳng hơn và khi dọn dẹp càng ngại ngần hơn. Sau khi nấu ăn xong việc dọn dẹp cũng đỡ phiền toái hơn khi mọi dụng cụ đều được để đúng vị trí.

2. Lập kế hoạch nấu những món gì trước khi bạn bắt đầu.

Lên một kế hoạch nấu các món gì và chuẩn bị các công thức nấu ăn trước đó 1 ngày. Tìm tòi thực khách có ai kiêng tỏi hoặc chanh? Chuẩn bị đường, bột ra sao…khi tất cả mọi thứ đều được chuẩn bị hoàn hảo sẽ khiến việc nấu ăn trở nên đơn giản hơn. Việc dọn dẹp càng nhẹ nhàng hơn do bạn đã lường được mọi thứ không hề bị tất bật và quăng mọi thứ ra bếp. Ngoài ra khi mọi thứ được chuẩn bị tốt bạn cũng hạn chế việc dọn rửa, ví dụ như thái rau trước, chặt xương sau, bạn chỉ phải rửa dao thớt 1 lần…

3. Chọn đúng công cụ cho món ăn

Bạn nên ước lượng hoặc sử dụng dụng cụ đo lường thật tốt như vậy sẽ không phí công dẹp dẹp những công cụ vô ích. Ví dụ: Bạn bắt đầu trộn nguyên liệu vào tô xong rồi mới nhận ra cái tô quá nhỏ với số bột đường, vậy là bạn lại phải rửa thêm một chiếc tô rồi. Nếu bạn không chắc chắn cái tô nào vừa, chỉ cần chọn cái bát lớn nhất.

Tương tự như vậy với thớt. Nên mua một cái thớt lớn hơn một chút, chúng đặc biết dễ dùng nhất là vào những ngày có tiệc. Với một thớt lớn, bạn có thể cắt các thành phần khác nhau ở các góc khác nhau của thớt và sau đó bạn chỉ phải rửa một lần.

4. Làm sạch bồn rửa chén 

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể vứt một mớ hỗn độn trên bồn rửa chén cho đến khi nấu ăn xong thì bạn sẽ cực kỳ căng thẳng lúc dọn dẹp một mớ bòng bong. Hãy làm theo cách là nấu đến đâu dọn ngay bồn rửa chén đến đấy. Ngay khi nấu xong bạn vẫn thấy bếp khá gọn gàng và không quá ngại phải rửa chén bát sau khi ăn xong.

5. Khi nấu ăn nên có một chiếc đĩa để đựng thìa, đũa nấu

Sử dụng chiếc đĩa này để đựng thìa, hoặc đũa trong khi đang nấu ăn sẽ giúp bạn không bỏ thìa đĩa lên bệ bếp làm bẩn bệ bếp, hoặc bỏ luôn nó và bồn rửa và sau đó khi cần bạn lại rút ra một chiếc thìa khác, như vậy bồn rửa của bạn chẳng mấy mà đầy những chiếc thìa, đũa bẩn. Thìa, dao, và đũa của bạn đều có thể “nghỉ” trên đĩa này. Bằng cách này, bạn không làm bẩn bệ bếp cũng như không phải rửa quá nhiều.

6. Sử dụng với tấm che

Đặt một tấm che vòng quanh bếp sẽ giúp bạn khi rán, nướng không bị bắn mỡ hoặc thức ăn lên tường bếp, sàn bếp … điều này giúp bạn dọn bếp đơn giản hơn khi nấu ăn xong.

7. Đổ vỏ ngày khi xong

Ngay sau khi bạn đã kết thúc một công việc với một món ăn hãy vứt ngay phần rác của nó, như vậy những thức rác này không chiếm không gian trên trên bệ bếp hoạc bàn nấu ăn và tạo ra sự lộn xộn. Ví dụ: Bạn bóc tỏi, vứt ngay vỏ tỏi vào thùng rác khi bạn bóc xong. Bạn nhặt rau cũng bỏ ngày rau thừa vào thùng rác… công việc dọn dẹp sau đó sẽ nhàn hơn hẳn.

Tưởng chỉ ngoài hàng luộc lòng mới trắng, 8x Hà Nội chỉ cách mẹo luộc còn trắng hơn
Chỉ với một nguyên liệu đơn giản trong nhà bếp, chị Thùy Anh (31 tuổi, Hà Nội) đã có món lòng lợn luộc trắng giòn, thơm phức chẳng kém gì ngoài hàng.
Bấm xem >>
Theo Hàn Ly (Dân Việt)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây