4 trận đại hồng thủy lớn nhất lịch sử thế giới, cướp đi mạng sống của hàng triệu người
- Thứ hai - 19/10/2020 17:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Lũ lụt sông Dương Tử, Trung Quốc năm 1931
Sông Dương Tử hay còn được biết đến với tên gọi Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ ba trên thế giới. Vùng lưu vực sông Dương Tử là một trong những khu vực đông dân nhất trên thế giới. Do đó, sông Dương Tử là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng cho hàng triệu người.
Từ năm 1030-1931, một đợt hạn hán dài xảy ra tại Trung Quốc. Cuối năm 1930, bão tuyết nặng đã kéo theo băng tan vào mùa xuân và làm mực nước sông Dương Tử tăng đáng kể. Tháng 7/1931, mưa lớn kéo dài kèm theo 9 trận lốc xoáy xảy ra trong khi trung bình chỉ có khoảng 2 trận mỗi năm. Tháng 8/1931, nước sông dâng lên đỉnh điểm.
Do khâu kiểm soát yếu kém, nước sông tràn bờ, làm vỡ các đê bao chắn và gây ngập trắng cả một vùng diện tích rộng lớn. Đồng ruộng, đường sá, các làng mạc và thị trấn thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Dương Tử bị nhấn chìm trong biển nước. Cùng lúc này, nước ở hai con sông lớn khác của Trung Quốc là Hoàng Hà và sông Hoài cũng dâng cao tràn bờ và gây ngập lụt các khu vực xung quanh.
Theo các nguồn tin chính thức của Trung Quốc, trận lụt sông Dương Tử năm 1931 đã khiến khoảng 145.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin khác, số người thiệt mạng cả trực tiếp và gián tiếp cao hơn rất nhiều, từ 500.000 - 4 triệu người, ước tính thiệt hại lên tới hàng chục triệu USD. Đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng như thế giới thời hiện đại.
2. Trận đại hồng thủy trên sông Hoàng Hà, Trung Quốc năm 1887
Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 châu Á, chỉ sau sông Dương Tử và cũng là con sông dài thứ 6 trên thế giới. Dòng sông này có khả năng bị ngập lụt do tính đầu nguồn có cao độ cao, chạy giữa đê trên vùng đồng bằng rộng lớn bao quanh nó.
Ngày 28/9/1887, nước sông Hoàng Hà dâng quá cao đã gây nên thảm họa lũ lụt. Nước của sông Hoàng Hà được cho là đã đổ vỡ qua các con đê ở Huayuankou, gần thành phố Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam. Do vùng đồng bằng trũng thấp gần khu vực, điều tiết lũ lây lan rất nhanh khắp miền bắc Trung Quốc, bao gồm khoảng 130.000 km2, gây tắc nghẽn các khu định cư nông nghiệp và các trung tâm thương mại.
Sau trận lụt, khoảng 2 triệu người bị mất nhà cửa, khoảng 900.000 - 2 triệu người tử vong, hơn 50.000 km2 đất bị ngập, phá hủy đất nông nghiệp và các trung tâm buôn bán. Đây cũng là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất thế kỷ 19.
3. Lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1938
Trận lũ lụt trên sông Hoàng Hà năm 1938 không phải thảm họa do mẹ thiên nhiên gây ra mà là do con người. Đây còn được gọi là "sự kiện phá đê Hoa Viên Khẩu", do Chính phủ Quốc dân đảng ở Trung Quốc tạo ra trong giai đoạn đầu của chiến tranh Trung - Nhật trong một nỗ lực để ngăn chặn tốc độ tiến quân nhanh chóng của lực lượng quân Nhật Bản. Đây được coi là "hành động chiến tranh môi trường lớn nhất trong lịch sử".
Theo đó, Trung Quốc bị áp lực từ các lực lượng quân sự Nhật Bản nên đã quyết định tiêu diệt các con đê ở sông Hoàng Hà, cho phép dòng sông tự do chảy vào các khu định cư gần Hà Nam, An Huy và tỉnh Giang Tô. Tuy nhiên, giá trị chiến lược của việc xả lũ này đã không như mong muốn. Quân đội Nhật vượt ra ngoài phạm vi và hơn nữa, chính Trung Quốc cũng không thể kiểm soát được tình hình.
Chính vì điều này, rất nhiều người dân vô tội đã thiệt mạng. Ước tính trận lũ trên sông Hoàng Hà năm 1938 đã làm 500.000 - 800.000 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi làng đã bị ngập nước hoặc bị phá hủy, hàng triệu dân làng buộc phải rời khỏi nhà của họ và trở thành những người tị nạn.
4. Lũ lụt Thánh Felix, Hà Lan năm 1530
Thứ 7 ngày 5/11/1530 còn được biết đến là Ngày Thánh Felix ở Hà Lan. Nhưng cũng đúng vào thời điểm này, một trận lũ lụt kinh hoàng đã xảy ra khiến ít nhất 100.000 người Hà Lan thiệt mạng.
Theo đó, mưa lớn và nước sông dâng cao khiến các con đê oằn mình giữ nước đã không thể chịu đựng được nữa. Lũ lụt đã cuốn trôi phần lớn đất của Hà Lan, cùng tài sản và mạng sống của hàng trăm nghìn người. Ngày nay, các khu vực ngập nước, bao gồm phần lớn của các thành phố Flanders, Zeeland và Reimerswaal đã hoàn toàn biến thành khu vực đầm lầy ngập mặn.
Ngày Thánh Felix năm đó đã được gọi là “Ngày thứ Bảy đen tối” trong lịch sử Hà Lan.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/4-tran-dai-hong-thuy-lon-nhat-lich-su-the-gioi-cuop-d...