Phan Anh Esheep chia sẻ tuyệt chiêu bảo quản thực phẩm Tết.
- Thứ tư - 25/01/2017 09:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu
Phan Anh chia sẻ dù ở bất cứ văn hóa ẩm thực nào thì thực phẩm tươi ngon nhất luôn được lựa chọn để làm ra những món ăn “tinh túy vạn người mê”. Vì vậy để tạo ra những bữa ăn đẹp mắt và đủ đầy dinh dưỡng cho gia đình trong dịp Tết, Phan Anh luôn bắt đầu kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu.
Phan Anh hướng dẫn bé Mĩm – cô con gái đầu lòng cách lựa chọn thực phẩm ngày Tết
Lời khuyên là nên mua và chế biến thực phẩm khi chúng còn tươi sống. Không nên sử dụng thường xuyên những thực phẩm khô, đồ nguội, đồ đóng hộp vì có thể gây mất cân bằng dưỡng chất do các chất bảo quản có trong thành phần nguyên liệu.
Bảo quản thực phẩm đông lạnh
Tiêu chí đầu tiên của Phan Anh trong mỗi dịp Tết là tích trữ thực phẩm thông minh và tinh gọn. Cô chỉ mua nguyên liệu vừa đủ cho khoảng 4 ngày Tết để thực phẩm còn tươi và giữ được dinh dưỡng. Đối với thịt cá sống, cần sơ chế sạch và đóng gói kín, chia thành từng phần đủ cho một bữa ăn trước khi đặt trong ngăn đông.
“Độ lạnh lý tưởng trong ngăn đông nên dao động từ -17 tới -18 độ C” – Phan Anh chia sẻ
Các loại giò chả, bánh chưng nếu quá nhiều có thể bảo quản trong ngăn đá. Tuy nhiên, hãy hấp cách thuỷ sau khi bỏ ra để bánh chưng không bị “lại gạo”. Lấy lượng thực phẩm vừa đủ và nhớ đừng cấp đông trở lại thức ăn thừa sau khi rã đông nếu không muốn vi khuẩn “xâm chiếm” cơ thể bạn trong những ngày đầu năm.
Bảo quản thực phẩm chín
Phan Anh chia sẻ, bé Mĩm chính là người hâm mộ nhiệt tình nhất các món ăn mẹ làm, đặc biệt là thịt kho tàu, nem rán và canh măng sườn ngon ngọt. Do vậy, những ngày Tết, Phan Anh thường làm sẵn những món này và cất trong tủ lạnh để tiện sử dụng.
“Để tủ lạnh sạch khuẩn và không bị ám mùi, các mẹ cũng có thể sử dụng dòng tủ lạnh như của Phan Anh có bộ lọc 5 lớp kháng khuẩn Hygiene Fresh+ giúp thanh lọc không khí và loại bỏ 99,999% vi khuẩn và mùi đó” – Phan Anh bật mí
Mẹ Mĩm đựng thực phẩm chín trong các loại hộp thuỷ tinh hoặc nhựa cao cấp chuyên dụng, có nắp kín, không gây mùi, trong suốt để dễ dàng phân biệt. Đồng thời, không để lẫn thức ăn sống với thức ăn chín để tránh lây nhiễm khuẩn.
Bảo quản rau, củ
Để bữa ăn ngày Tết không bị ngấy, Phan Anh luôn ưu tiên những món ăn làm từ rau củ. Đối với các loại rau, củ, quả như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây…, có thể để ở nơi thoáng mát chứ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, những gia đình sử dụng tủ lạnh có thiết kế lưới mắt cáo trong ngăn đựng rau củ thì không cần phải lo lắng về cách bảo quản rau thủ công.
Hơi nước bốc lên từ rau củ sẽ được giữ lại trên lưới mắt cáo mà không rơi ngược trở lại, vừa giúp rau không bị úng, mà cũng vừa cung cấp lượng ẩm từ những giọt nước đọng phía trên cho cả ngăn, giúp rau không bị khô” – Phan Anh chia sẻ
Hãy lựa chọn những thực phẩm có màu sắc tự nhiên, không dập nát, héo úa. Cắt bỏ gốc rễ, lá úa, lá sâu trước khi cho vào tủ lạnh. Một mẹo nhỏ được Phan Anh chia sẻ là bọc rau bằng màng bọc thực phẩm hoặc túi ni lông đục lỗ để hạn chế tình trạng rau khô héo trong môi trường nhiệt độ thấp. Ngoài ra, nếu lượng ẩm trong ngăn chứa quá cao có thể khiến rau bị úng. Bạn có thể đặt thêm lớp giấy bếp (kitchen towel) lót xung quanh để hút ẩm dư thừa.
Bảo quản đồ khô
Là người phụ nữ của những vị ngọt, Phan Anh cực kì quan tâm đến câu chuyện bảo quản bánh kẹo, mứt Tết. Các loại bánh, mứt thường chứa nhiều đường nên rất dễ bị chảy nước và mốc. Muốn bảo quản chúng lâu hơn, nên cho vào lọ hoặc túi nilon, phủ một lớp đường trắng lên trên (để hút ẩm bên trong) và gói kín lại.
Bánh kẹo nên bảo quản trong hộp thuỷ tinh chuyên dụng để tránh bị ỉu
Khi ăn, các bạn chỉ nên lấy ra một lượng nhỏ, tránh dồn những phần mứt, bánh còn thừa trở lại túi hay lọ nhé.