“Nêm yêu thương” vào mâm cơm ngày Tết.
- Thứ tư - 18/01/2017 18:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Việt ta thường nói “ăn Tết” chứ không phải là “chơi Tết”, “vui Tết” hay “thưởng Tết”. Như một nét đẹp văn hóa truyền lại từ ngàn năm qua, mâm cơm ngày Tết không chỉ đơn giản là để thưởng thức những những món ăn đặc trưng ngày Tết mà còn là dịp để nhà nhà cùng đoàn tụ, quây quần bên nhau sau một năm lao động vất vả. Chính vì ý nghĩa sum họp, đoàn viên thiêng liêng đó, người Việt dù ở đâu, thậm chí cách xa nửa vòng trái đất cũng mong ngóng được trở về ngồi bên gia đình trong mâm cơm ngày Tết.
Hồn Việt trong mâm cơm Tết
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng, vì sao Tết chứ không phải bất cứ một kỳ nghỉ lễ nào khác luôn là khoảng thời gian đáng mong đợi nhất trong năm đối với người Việt? Bên cạnh dịp được ăn ngon, mặc đẹp, vui chơi như bao nhiêu kỳ lễ khác, điều khiến Tết trở nên đặc biệt trong thâm tâm mỗi người Việt chính là ý nghĩa vẹn trò của phút giây sum họp. Người ta không chờ đến Tết chỉ để ăn, chơi. Họ chờ Tết để được trở về nhà sau một năm dài tất bật với cuộc sống mưu sinh, sống lại cảm giác đầm ấm, no đủ trong vòng tay yêu thương của gia đình và nhất là tận hưởng trọn vẹn hương vị Tết quê từ những món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết của bà, của mẹ.
Mâm cơm ngày Tết dù đơn sơ hay đủ đầy vẫn luôn đặc biệt theo cách riêng của mỗi gia đình
Không như những bữa cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết dù đơn sơ hay đủ đầy vẫn luôn đặc biệt theo cách riêng của mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Đó có khi là mâm cao cỗ đầy với đủ mọi thứ cao lương mỹ vị, nhưng có khi cũng chỉ là đĩa xôi đậu, tô thịt kho tàu, hủ dưa hành muối,… nhưng dù cao sang hay nghèo khó, chỉ ở nhà mình, bạn mới thấy trọn vẹn mùi vị. Chính mâm cơm Tết với những món mẹ tỉ mỉ tự tay chăm chút, với không khí gia đình quây quần đầm ấm, tiếng cười rộn vui đã làm nên một thứ thiêng liêng mà chúng ta vẫn gọi là “hương vị Tết”.
Tết càng lúc càng hiện đại, mọi thứ càng lúc càng đổi thay, nhưng chưa bao giờ người Việt mình quên đi ý nghĩa thiêng liêng của mâm cơm ngày Tết. Người ta có thể đã chú trọng “chơi Tết”, “vui Tết” hơn “ăn Tết”, thế nhưng hương vị thân thương từ mâm cơm ngày Tết vẫn luôn còn đó trong lòng mỗi người, luôn là những kỷ niệm, những khoảnh khắc mà bất cứ ai cũng không bao giờ muốn mất đi, dù trải qua thêm bao nhiêu cái Tết trong đời. Vẫn còn đó cảnh cả nhà cùng nhau vừa gói bánh vừa kể chuyện Tết xưa. Rồi mâm cơm cúng gia tiên, con gà luộc cúng giao thừa, bữa cơm Tết cho cả nhà đón mừng năm mới,... mẹ vừa làm vừa truyền thụ cho con dâu, bà vừa nấu vừa chỉ bảo cho cháu, thủ thỉ, tâm tình mà đầm ấm xiết bao.
Nêm yêu thương cho vạn nhà thêm Tết
“Ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, Tết nhất kiểu gì” là hoàn cảnh chung của nhiều gia đình vừa trải qua những đợt lũ lụt lớn ở miền Trung hay nạn hạn mặn kéo dài ở miền Tây. Một nồi thịt kho tròn vị quê nhà, một bát canh nóng ấm lòng người xa xứ, mong cho năm mới may mắn, sung túc hơn – nghe giản dị thế thôi mà đôi khi là cả một ước mơ xa vời với họ. Và đó đâu chỉ đơn thuần là sự thiếu vắng một bữa no. Đó còn là sự thiếu hụt một giá trị tinh thần to lớn, một phần linh hồn ngày Tết mà chúng ta - những người may mắn hơn – không thể làm ngơ.
Giúp đỡ những gia đình khó khăn được ấm no hơn khi Tết về, cái Tết của bạn sẽ không vì thế mà ít sung túc hơn
Mỗi sự sẻ chia dù là nhỏ bé cũng sẽ mang đến những niềm hạnh phúc lớn lao cho cả người cho và người nhận trong dịp Tết đến xuân về. Vậy thì còn chờ gì nữa mà chúng ta không cùng nhau sẻ chia yêu thương để vạn gia đình Việt cùng “ăn tết” ấm no?
Để những yêu thương lan tỏa trong mỗi bữa ăn gia đình Việt trong dịp Tết này, hãy cùng chung tay với Knorr tạo dựng hạnh phúc giản đơn cho những hộ gia đình gặp khó khăn. Thông tin chi tiết tại: www.goptinhtraotet.vn . |