Con không cận nhưng lại thích đeo kính, bố mẹ lo lắng và giải đáp của bác sĩ chuyên khoa

Thứ sáu - 02/04/2021 14:06

Con không cận nhưng lại thích đeo kính, bố mẹ lo lắng và giải đáp của bác sĩ chuyên khoa

Cận thị ở trẻ nhỏ là vấn đề rất nhiều phụ huynh quan tâm và đặt câu hỏi, dưới đây là một số câu hỏi, cũng như giải đáp của Ths.BS Mai Thị Anh Thư - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.
Thanh Tâm(tamttl@gmail.com)

Xin chào chuyên gia. Con tôi đang ở độ tuổi vị thành niên, về cơ bản chúng tôi quản lý khá tốt và cho tiếp cận điện thoại, vào facebook không nhiều. Tuy nhiên, mới đây cháu lại rất thích đeo kính và nói đó chỉ là kính thời trang không số.

Khi gặng hỏi thì con trả lời rằng, cả lớp có 25 bạn thì có 22 bạn đeo kính, nếu không đeo kính hay bị trêu là “lạc loài”, bác sĩ cho em hỏi vậy con tôi không bị cận, không có vấn đề gì vào mắt nhưng vẫn đeo kính như vậy thì có bị ảnh hưởng gì không ạ? Tôi cần phải tư vấn gì cho con tôi ạ?

Mỹ Linh(linhmtl***@gmail.com)

Thưa bác sĩ, con tôi 5 tuổi đi khám mắt ở phòng khám được chẩn đoán bị cận thị 1 độ. Sau đó con tôi được kê cắt kính về đeo, tuy nhiên tôi có tham khảo một số bác sĩ và cả trên mạng thì cận 1 độ chưa cần đeo kính, mà cần theo dõi, rèn luyện để không tăng độ. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trẻ cận ở mức độ nào thì nên đeo kính? Nếu không đeo kính thì cần rèn luyện thói quen nào?
 

Trẻ cận độ nào cần đeo kính thì còn phải tùy vào thị lực của trẻ. Với độ tuổi của trẻ là 5 tuổi thì nhu cầu học hành, nhìn xa của cháu chưa nhiều nên có thể tạm thời không đeo kính khi bị cận 1 độ vẫn được, không bắt buộc. Tuy nhiên, việc trẻ 5 tuổi cận 1 độ cũng không phải bình thường, ở độ tuổi này đáng ra trẻ phải hơi viễn một chút, đây là viễn sinh lý. 

Do vậy trường hợp này 5 tuổi cận 1 độ thì nguy cơ bị cận khi học lớp 1, lớp 2 là rất cao. Thông thường các bác sĩ chỉ khuyến cáo nên đeo kính thường xuyên khi cận từ 2 độ trở lên. Với cận dưới 2 độ thì có thể đeo kính tùy sinh hoạt từng lúc, không bắt buộc. Còn việc tập luyện để giảm cận thì không có, để không bị cận thị thì cần rèn thói quen nhìn gần, nhìn xa của trẻ.

Lan Anh(ntlanh***@yahoo.com)

Chào bác sĩ, con tôi gần 4 tuổi, thời gian gần đây tôi để ý mỗi khi xem điện thoại cháu hay ghé sát màn hình, rồi khi xem tivi lại phải đứng gần với khoảng cách 2 mét. Xem được 20 phút là bắt đầu chớp mắt, nước mắt chảy ra ngày càng nhiều. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy cháu đang bị vấn đề gì về mắt, liệu có phải cận thị không ạ?

Quốc Trung(Trung***88@gmail.com)

Bác sĩ ơi, con em năm nay 9 tuổi, đi khám chưa thấy có dấu hiệu bị cận thị nhưng khi học cháu thường ghé sát mặt xuống để viết bài. Khi xem thiết bị điện tử cháu rất hay chớp mắt. Bác sĩ cho em hỏi cháu bị như vậy là làm sao? Có cần đi khám không và nên đến bệnh viện hay phòng khám ạ?

Nếu mới đi khám cho con mà bác sĩ khám khẳng định con không có vấn đề về cận thị thì các vấn đề mà bạn này gặp phải là do chức năng mỏi điều tiết của bạn ấy. 

Có thể là do điều tiết mắt kém nên khi nhìn một thời gian thì sẽ gây nên tình trạng mỏi mắt, nhức mắt. Để giải quyết vấn đề này thì lý tưởng nhất là nên đi khám lại, kiểm tra cho con. Với độ tuổi này thì việc thay đổi từ không cận thành cận thị, biến đổi từ 1 độ, thành 2 độ sẽ rất nhanh.

Tuy nhiên, nếu chưa thể đi khám ngay thì có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho con, không để con nhìn gần nhiều quá, tắt hết các thiết bị điện tử và theo dõi các diễn biến tiếp theo ở mắt của con.

Thanh Uyên(langtu***@gmail.com)

Chào bác sĩ, con cháu hiện được 20 tháng, cũng giống như nhiều đứa trẻ khác, mỗi khi con quấy khóc, mỗi khi cho con ăn cháu đều phải nịnh bằng cách xem điện thoại. Việc cho xem điện thoại từ lúc còn nhỏ như vậy liệu có ảnh hưởng gì đến mắt không ạ?

 
Minh Hoàng(minhct***@gmail.com)

Thưa bác sĩ, con em năm nay học lớp 6, cháu đã đeo kính 2 năm nay rồi và thường xuyên dùng tay bóp gọng kính, khi hỏi cháu nói rằng do kính bị lỏng đeo hay tụt xuống mũi nên bóp vào cho chặt. Bác sĩ cho em hỏi việc làm đó có ảnh hưởng đến trục của kính và làm tăng độ cận của mắt không ạ? Bác sĩ tư vấn giúp em về cách tháo lắp kính an toàn khi đeo ạ?

Việc làm đó của trẻ chắc chắn có ảnh hưởng đến kính của con bạn. Trước tiên là phải xem chất lượng của gọng kính hoặc gọng kính đó có phù hợp với khuôn mặt hay không ví dụ như lỏng quá, thậm chí thời gian lâu bị hỏng cũng ảnh hưởng.

Quan trọng nhất để phát hiện sự bất thường của gọng kính để không ảnh hưởng đến mắt thì bố mẹ phải quan sát gọng kính chạy song song 2 bên thái dương của trẻ khi đeo, nếu ôm sát 2 thái dương là được. Còn nếu khi bị lỏng quá hoặc áp sát chặt quá cũng không được.

Còn khi gọng kính không tốt làm tâm kính xê dịch so với tâm của mắt, sẽ làm cho chất lượng nhìn bị kém, đó là chưa kể phiền phức khi liên tục phải nâng lên đặt xuống.

Còn việc tháo kính sao cho đúng thì bố mẹ khuyên trẻ nên dùng 2 tay cầm vào 2 bên càng kính để rút ra. Không chạm tay vào mắt kính, không cầm 1 bên kính để rút ra, để hạn chế xê dịch gọng kính. 


 

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/con-khong-can-nhung-lai-thich-deo-kinh-bo-me-lo-lang-...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/con-khong-can-nhung-lai-thich-deo-kinh-bo-me-lo-lang-va-giai-dap-cua-bac-si-chuyen-khoa-d269336.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây