Nhà Thanh có tổng cộng 12 vị hoàng đế, trong đó vua Khang Hy có những đóng góp không thể xóa nhòa. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng chính Khang Hy đã đặt nền móng kinh tế và chính trị cho triều đại nhà Thanh.
Dưới thời trị vì của Khang Hy, có rất nhiều sự kiện lịch sử nổi tiếng. Ông đã dẹp 3 chư hầu phong kiến, thống nhất Đài Loan, hòa hảo với Mông Cổ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đầu nhà Thanh và thành lập một đất nước đa sắc tộc. Nhờ vào những thành tựu chính trị xuất sắc của vị hoàng đế này mà người dân có thể sống và làm việc trong hòa bình, thịnh vượng.
Từ khi lên ngôi năm 8 tuổi đến lúc qua đời, sự nghiệp của hoàng đế Khang Hy kéo dài 61 năm. Theo ghi chép lịch sử, ông băng hà năm 1722, được an táng tại Thanh Cảnh Lăng, lăng tẩm thứ hai trong Thanh Đông Lăng của nhà Thanh.
Theo ghi chép, trong Thanh Cảnh Lăng có tổng cộng 49 người, gồm Khang Hy, 47 thê thiếp của ông và một hoàng tử.
Nhưng điều đáng tiếc là vào năm 1928, lặng mộ của hoàng tộc nhà Thanh đã bị những mộ tặc xâm phạm. Kẻ đột nhập là Tôn Điện Anh, một lãnh chúa của Quốc dân đảng. Những gì mà lãnh chúa này đã làm khiến người ta vừa căm phẫn, vừa chua xót. Ông nhiều lần dẫn đầu một lượng kỹ sư lớn đến cướp bóc lăng mộ của hoàng tộc nhà Thanh, trong đó có lăng mộ của nhiều thành viên hoàng tộc như Từ Hi Thái hậu và hoàng đế Càn Long. Một số lượng lớn di vật văn hóa quý giá và kho báu hơn 20 xe tải đã bị đánh cắp. Tuy nhiên, phần lớn lượng kho báu bị cướp đã nằm trong tay người nước ngoài thông qua nhiều cách khác nhau.
Vì tham vọng không thể thỏa mãn, Tôn Điện Anh bắt đầu nhen nhóm ý tưởng cướp lăng mộ Khang Hy. Chỉ vì cửa vào cung điện dưới lòng đất quá cứng, Tôn Điện Anh dùng mọi cách để phá cửa. Khi nhóm người này đột nhập lăng mộ Khang Hy, một lượng lớn nước màu vàng nổi lên, ngăn những kẻ đạo tặc xâm nhập.
Mặc dù Tôn Điện Anh không vào được lăng Khang Hy nhưng tình hình xã hội lúc bấy giờ vô cùng bất ổn, khiến nạn đạo tặc hoành hành. Để có được nhiều của cải, chúng không ngần ngại nghĩ đến việc trộm mộ Khang Hy lần nữa.
Vào một đêm năm 1945, nhóm thổ phỉ khoảng 30 người đã cấu kết với dân làng địa phương mang theo đồ nghề đến cướp phá lăng mộ Khang Hy. Nhóm người này dành một ngày một đêm đào bới cánh cửa lăng mộ dưới lòng đất. Họ tiến vào lăng thành công, nhưng khi mở quan tài thì vô tình kích hoạt cơ chế khiến lửa phun ra. Bọn cướp hoảng loạn bỏ chạy.
Ngày hôm sau, chúng lại kéo đến và lần này vơ vét sạch sành sanh những gì có thể lấy. Tất cả các di vật văn hóa quý giá đều bị đánh cắp. Điều đáng phẫn nộ hơn nữa là chúng đem hài cốt của Khang Hy và 4 vị hoàng hậu ném xuống nền đất hoang vắng, lạnh lẽo. Thậm chí trước khi rời đi, những kẻ trộm mộ không hề đóng cửa, để lối vào bị bỏ ngỏ như vậy suốt 7 năm trời.
Năm 1952, nhà nước Trung Quốc thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Văn hóa Thanh Đông Lăng. Các nhà khảo cổ và chuyên gia đã đến lăng Khang Hy và một cảnh tượng kinh hoàng bày ra trước mắt họ. Cửa lối vào lăng tan hoang đã khiến trái tim họ nhói đau. Sau đó, họ quyết định đóng cửa lăng lại, không bao giờ mở ra nữa.
Trên thực tế, có một câu chuyện bí ẩn đằng sau quyết định đóng cửa lăng Khang Hy. Không lâu sau khi nhà nước mới được thành lập, tòa nhà bia đá ở Thanh Cảnh Lăng bị sét đánh bốc cháy. Cục di tích văn hóa địa phương nhanh chóng cử nhân viên vào bên trong lăng. Càng tiến vào sâu bên trong lăng, nước càng dâng lên kèm theo mùi hôi thối. Nếu liều lĩnh tiến vào bên trong để tu sửa thì có thể sẽ khiến lăng mộ đổ sập hoàn toàn, đe dọa tính mạng của các thành viên đội khảo cổ. Đó là lý do chuyên gia khảo cổ yêu cầu lập tức niêm phong cửa lăng mộ lại.
Cho đến nay, lăng Khang Hy vẫn chưa được khai quật một lần nữa. Hài cốt của vị hoàng đế vĩ đại này vẫn nằm trong làn nước băng giá.
Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/khai-quat-lang-mo-vua-khang-hy-chuyen-gia-tai-mat-...
Thâm cung bí sử
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn