Triển lãm được khai mạc sáng 26/8 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long thu hút đông người dân và khách du lịch quốc tế đến thăm quan.
Với 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công tinh xảo, người xem được tận mắt chứng kiến sự khéo léo và kiên nhẫn của các thợ thủ công trong các làng nghề đến từ nhiều vùng miền khác nhau khắp cả nước.
Áo mãng bào Hoàng tử được nghệ nhân Vũ Văn Giỏi (Thường Tín, Hà Nội) cùng 7 cộng sự lành nghề thực hiện trong gần một năm, mục đích nhằm phục dựng trang phục cung đình. Chất liệu gồm lụa tơ tằm chập 8 sợi, chỉ tơ tằm se hai chiều nhuộm thảo mộc màu ngũ sắc, kim tuyến vàng, kim xa khuy áo.
Trống đồng làm bằng mây chạm, khảm.
Màn trình diễn đúc trống đồng của các nghệ nhân làng nghề Thiệu Trung, Thiệu Hóa - Thanh Hóa. Họ cho biết việc làm khuôn mất 2 - 3 ngày và đổ đồng vào khuôn đúc chỉ trong vòng 20 phút.
Kiệu bát cống bành và thập bát La Hán làm bằng gỗ mít của các nghệ nhân làng nghề xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội). Đây là làng nghề truyền thống chuyên làm đồ thờ và tượng Phật.
Nghệ nhân trình diễn cồng chiêng đặc trưng của vùng Ninh Thuận.
Một thợ thủ công đang gia công các chi tiết cho bộ đồ gỗ chạm ốc cầu kỳ với nhiều chi tiết cực nhỏ. Đây là buổi trình diễn của nhóm thợ thủ công làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội).
Trình diễn vẽ gốm của thợ thủ công làng nghề gốm cổ Bồ Bát, đơn vị cho biết làng nghề có truyền thống 3000 năm tại xã Yên Thành (huyện Yên Mô, Ninh Bình), khi xưa một số thợ gốm của làng đã di dời về Bát Tràng để lập nghiệp.
Thợ thủ công trình diễn thêu tay làng nghề xã Bình Minh (Nam Trực, Nam Định).
Hữu Nghị - Mạnh Thắng
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn