TS tâm lý Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, đã có buổi hướng dẫn các học sinh trường tiểu học An Hưng (Hà Đông, Hà Nội) kỹ năng phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em bằng những động tác cơ bản, dễ hiểu như chạy, vặn tay, khóa tay, ấn vào mắt...
Tất cả các tình huống được TS Hương đưa ra dưới giả thiết "các con sẽ làm gì khi gặp kẻ xấu" thay vì dọa dẫm trẻ về nguy cơ bị xâm hại.
TS Hương cho rằng những hoạt động ngoại khóa như thế này là cách thức dễ dàng nhất để trẻ tiếp nhận và rèn luyện ý thức tự bảo vệ mình. Kỹ năng phòng chống tự vệ cho trẻ không thể làm trong một ngày, một giờ mà phải thực hiện nhiều lần đến thuần thục tại gia đình và nhà trường. Bố mẹ và thầy cô đều có thể hướng dẫn và cùng trẻ thực hành tập luyện mỗi ngày để khi gặp kẻ xấu, trẻ sẽ phản ứng nhanh nhạy.
Chiều 14/3, TS tâm lý Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - đã có buổi hướng dẫn các bé trường tiểu học An Hưng (Hà Đông – Hà Nội) kỹ năng phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em
Ngoài ra, cha mẹ cần xây dựng một số nguyên tắc trong gia đình và yêu cầu trẻ thực hiện nghiêm túc. Bao gồm:
1. Tuyệt đối không đi theo người lạ. Nếu đi trên đường có người rủ rê thì tuyệt đối không được đi theo.
2. Chạy tới chỗ chú công an, người lớn tuổi nếu bị kẻ lạ đi theo, nói chuyện với họ và nhờ họ đưa con về nhà. Kẻ có ý định làm hại trẻ sẽ nghĩ là trẻ gặp người thân và bỏ đi.
3. Hét thật to khi bị người lạ động vào “vùng kín”.
Theo Tiến sĩ Thu Hương, rất nhiều người lớn coi việc động chạm vào các bộ phận, đặc biệt là vùng kín của bé trai là cách bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên, hành động này diễn ra thường xuyên sẽ khiến con không biết mình có nguy cơ bị xâm hại mà có ý thức phòng tránh.
Cha mẹ hãy dạy con trong trường hợp bị người lạ động vào “vùng kín”, con nên phản ứng như sau: Hét váng lên thật to để bày tỏ sự không hài lòng. Nói với họ thật cương quyết: “Con không thích bị sờ vào người, cô/chú/bác/ông/bà còn làm thế, con sẽ mách công an”. Dù người quen hay người lạ, khi nghe con hét lên họ cũng hoảng sợ và rụt tay lại ngay, thậm chí thôi ngay ý định xâm hại. Còn nếu con sợ hãi, im lặng, thì kẻ có ý định sẽ càng lấn tới.
Nếu con đang đi xe bus mà có người cứ tìm cách áp sát con, hoặc sờ mó, con rất cần phải hét thật to: “Anh/chú làm gì thế? Đừng có động vào người cháu!”. Trên xe bus, khi nghe thấy thế, mọi người sẽ bênh vực con nếu con phản ứng rõ ràng và quyết liệt. Kẻ xấu kia sẽ lủi đi mất.
4. Cách “thoát thân” khi bị kẻ xấu tóm chặt, sờ mó. Nếu bị kẻ xấu tóm, thay vì hét “AAAA…”, các bé cần hô lớn là “CHÁY NHÀ!!!” kèm theo đó là hành động giãy giụa dữ dội để thoát thân. Câu hô này sẽ khiến những người xung quanh lao ra ngoài để xem… cháy nhà, chứ không lầm tưởng là ai đó đang đùa giỡn. Kẻ gian thấy thế sẽ giật mình sợ hãi và buông tay ra.
5. Cắn vào tay, đạp thật mạnh vào “vùng kín” của kẻ xấu. Khu vực đó là khu vực có nhiều dây thần kinh, hành động đạp thật mạnh làm kẻ có ý định hại con đau đến choáng váng. Như vậy, việc thoát ra sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Video TS Vũ Thu Hương hướng dẫn trẻ các động tác cơ bản, dễ thực hiện để thoát khỏi người lạ.
Tất cả tình huống được TS tâm lý Vũ Thu Hương đưa ra dưới giả thiết "các con sẽ làm gì khi gặp kẻ xấu" thay vì dọa dẫm trẻ về nguy cơ xâm hại.
Sau khi nghe hướng dẫn, các em mạnh dạn giơ tay xin lên thực hành hoặc tích cực luyện tập cùng các bạn.
Bịt mắt người lạ bế mình để chạy thoát
Kỹ năng phòng chống tự vệ cho trẻ không thể làm trong một ngày, một giờ mà phải thực hiện nhiều lần đến thuần thục tại gia đình và nhà trường.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn