Biển miền Trung sẽ tự đào thải độc tố?
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà Bộ TN&MT, ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế trong tháng 4/2016, Bộ đã huy động một đội ngũ lớn chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị khoa học công nghệ và các địa phương liên quan triển khai quan trắc, đánh giá, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trườngvà suy thoái hệ sinh thái biểntrường tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung.
Tại Hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" sáng 22/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng chia sẻ, vấn đề “biển sạch” liên quan đến nhu cầu chính đáng của đồng bào miền Trung. Mặc dù, đến thời điểm này, có những nhân tố chưa thể đạt được trọn vẹn như mong muốn của bà con, nhưng thông qua báo cáo đánh giá, có thể khẳng định, đây là những tín hiệu rất đáng mừng, cho thấy diễn biến chất lượng nước biển, diễn biến liên quan đến mô hình hệ sinh thái đang có chiều hướng tích cực.
“Từ đó chúng ta xác định ra qui luật rất rõ ràng: Khả năng tự làm sạch, những qui luật về thủy lực, động lực học cũng như xét về mặt kiến tạo thì có thể khẳng định rằng, khu vực vùng biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch những chất ô nhiễm như phenol, xyanua, Hydroxit Fe2…", Bộ trưởng Hà chia sẻ.
Những vùng biển cần tiếp tục giám sát Tại các khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương - Hà Tĩnh (khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (khoảng 330 km2), hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế (khoảng 160 km2), do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với các khu vực khác, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cần tiếp tục được quan trắc và giám sát chặt chẽ, thường xuyên. |
Công tác quan trắc, đánh giá chất lượng nước biển, trầm tích và các hệ sinh thái tháng 4 đến hết tháng 5 trên phạm vi 8 tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Nam được các đơn vị tham gia với sự chứng kiến của đại diện các địa phương. Triển khai nhiệm vụ với tinh thần nghiêm túc, khẩn trương trên cơ sở khoa học, đảm bảo đúng yêu cầu của các quy trình, phương pháp theo quy định của Việt Nam và phù hợp với quốc tế nhằm thông tin cho cộng đồng, góp phần xác định nguyên nhân của sự cố.
Tiếp sau đó, chương trình đánh giá, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường và suy thoái hệ sinh thái biển do sự cố môi trường được tiến hành từ tháng 6 đến ngày 16/8 trên phạm vi vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế.
Kết quả quan trắc, đánh giá cho thấy chất lượng môi trường nước biển và trầm tích biển tại các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10-MT:2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.
GS.TS Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội và nhóm chuyên gia nghiên cứu báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh ven biển miền Trung.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn