TAND tỉnh Tây Ninh vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt Phan Thanh Liêm (19 tuổi, ngụ huyện Dương Minh Châu) bảy năm tù về tội hiếp dâm trẻ em và ghi nhận việc bị cáo tự nguyện bồi thường 20 triệu đồng theo yêu cầu của gia đình người bị hại.
Từ tắm chung thành phạm tội
Theo hồ sơ, tháng 9-2015, Liêm làm quen với cháu N. (sinh ngày 8-11-2002) rồi hai bên nảy sinh tình cảm. Một ngày tháng 10-2015, khi cha mẹ đi vắng, cháu N. gọi điện thoại rủ Liêm đến nhà chơi. Khoảng 13 giờ cùng ngày, do trời mưa, cháu N. chạy ra lấy quần áo của gia đình đang phơi ở phía sau. Liêm đòi về, cháu N. kêu Liêm ở lại rồi vào nhà lấy quần áo đi tắm do bị dính nước mưa. Liêm hỏi “Còn anh thì sao?”, cháu N. liền rủ Liêm… tắm chung. Liêm và cháu N. cùng vào nhà tắm… Trong lúc hai người đang “quan hệ” thì mẹ cháu N. về đến nhà phát hiện...
Bị cáo Phan Thanh Liêm tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: T.Tùng
Tại cơ quan công an, Liêm thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Kết luận giám định pháp y của Trung tâm Pháp y (thuộc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh) cũng chứng minh có chuyện “quan hệ” giữa hai bên. Vì vậy, Liêm đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh khởi tố về tội hiếp dâm trẻ em do tại thời điểm Liêm phạm tội, cháu N. mới có 12 năm 11 tháng 26 ngày tuổi. Tháng 1-2016, VKSND tỉnh Tây Ninh đã có cáo trạng truy tố Liêm về tội này theo khoản 4 Điều 112 BLHS (khung hình phạt từ 12 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).
Được xử nhẹ hơn nhờ tòa áp dụng luật mới
Tại phiên xử sơ thẩm mới đây, luật sư của Liêm đề nghị tòa xử Liêm về tội giao cấu với trẻ em chứ không phải là tội hiếp dâm trẻ em như truy tố của VKS. Bởi lẽ theo kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát) thì cháu N. có độ tuổi từ 14 năm sáu tháng đến 14 năm 10 tháng tuổi. Như vậy tại thời điểm Liêm phạm tội thì cháu N. đã hơn 13 tuổi.
HĐXX đã bác yêu cầu này của luật sư với nhận định: Bản chính giấy khai sinh (căn cứ vào giấy chứng sinh) thể hiện cháu N. sinh ngày 8-11-2002. Sổ hộ khẩu, sổ đăng ký khai sinh, học bạ tiểu học, học bạ trung học cơ sở, lời khai từ phía gia đình cháu N., lời khai của người sinh con cùng thời điểm mẹ cháu N. sinh cháu đều trùng khớp với giấy khai sinh. Như vậy có cơ sở khẳng định cháu N. sinh vào ngày 8-11-2002.
Theo khoản 5 Điều 12 Thông tư liên tịch số 01-2011 của VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ-TB&XH (hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên), chỉ khi không xác định được năm sinh của người bị hại thì mới cần giám định về độ tuổi. Còn trong vụ án này, độ tuổi của cháu N. đã rõ ràng nên kết luận giám định về độ tuổi chỉ có giá trị là tài liệu tham khảo.
Một diễn biến đáng chú ý khác, tại phiên tòa, cả đại diện VKS lẫn HĐXX đều thống nhất với việc cho bị cáo được hưởng quy định có lợi cho người phạm tội tại BLHS 2015.
Cụ thể, đại diện VKS tỉnh đề nghị HĐXX phạt Liêm từ bảy năm tù đến chín năm tù. Theo đại diện VKS, khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) quy định: Người nào giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm. Căn cứ vào Nghị quyết số 144-2016 của Quốc hội và Mục 57 trong Công văn hướng dẫn số 276 ngày 13-9-2016 của TAND Tối cao thì đây là một quy định có lợi được áp dụng cho người phạm tội của BLHS 2015.
HĐXX đồng tình, nhận định ngoài việc được áp dụng quy định mới để giảm trách nhiệm hình sự, Liêm còn có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, chủ động bồi thường cho người bị hại, gia đình có công với cách mạng, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội cần xem xét… Từ đó, HĐXX phạt Liêm bảy năm tù như đã nói.
HĐXX áp dụng đúng Về việc đại diện VKS và HĐXX áp dụng BLHS 2015 để xử nhẹ cho bị cáo, theo tôi là đúng đắn. Bởi bị cáo bị truy tố và xét xử về tội nằm trong nhóm các tội được BLHS 2015 giảm nhẹ hình phạt hơn so với BLHS hiện hành. Hơn nữa, tình tiết của vụ án cũng thể hiện bị cáo phạm tội có sự đồng thuận của người bị hại, do ít hiểu biết pháp luật nên không biết điểm dừng. Về việc xác định độ tuổi của người bị hại trong án xâm hại tình dục, quan trọng nhất vẫn là các giấy tờ tư pháp, nhất là giấy chứng sinh gốc của bệnh viện. Nếu hồ sơ đã thể hiện rõ các giấy tờ này thì có căn cứ xác định đó là tuổi chính xác của người bị hại mà không cần giám định. Việc giám định xương là phương pháp khoa học nhưng trong điều kiện nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ hiện nay thì nhiều trẻ có thể lớn trước tuổi, do đó kết quả cũng chỉ là tương đối mà thôi. Luật sư Cao Minh Triết, Đoàn Luật sư tỉnh Tiền Giang |
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn