Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai giao sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cùng các huyện trên thực hiện kiểm tra vấn đề mà người dân đã phản ánh. Nếu phát hiện chính quyền địa phương làm trái quy định, cấp sai đối tượng thì phải đề xuất xử lý nghiêm khắc từ người trực tiếp làm sai đến người đứng đầu.
Trước đó, theo báo cáo của Cục trồng trọt - Bộ NN&PTNT, mùa khô 2015-2016 đã làm cho 110.700ha cây công nghiệp, cây ăn quả của người dân Tây Nguyên bị ảnh hưởng. Trong đó có 6.500ha cà phê mất trắng, 496 ha hồ tiêu chết cháy. Riêng tại Gia Lai, tổng diện tích cây trồng bị hạn là 3.538ha, trong đó mất trắng 1.284ha, thiệt hại ước tính trên 100 tỷ đồng.
Để giúp người dân khắc phục hậu quả do hạn hán gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất ngân sách hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền hỗ trợ hạn hán, tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai không đúng với chủ trương của Chính phủ, gây bức xúc trong nhân dân.
Theo phản ánh của nhiều nông dân, bản thân họ là đối tượng được nhận hỗ trợ khi nhiều diện tích cà phê, hồ tiêu vừa bị chết trắng vừa bị ảnh hưởng 30-70%, nhưng lại không nhận được 1 đồng nào tiền hỗ trợ. Còn một số hộ không có diện tích bị ảnh hưởng, thậm chí không làm nông nghiệp nhưng vẫn được hỗ trợ, trong đó có nhiều thành phần là người thân của cán bộ. Việc làm này của cán bộ địa phương đã khiến nhiều nông dân ở các xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai bức xúc, kéo lên trụ sở UBND xã để “truy” về số tiền trên.
Và những ngày qua, báo Dân trí liên tục nhận được điện thoại phản ánh của người dân tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai phản ánh về việc hỗ trợ tiền hạn hán.
Thiên Thư
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn