- Thưa ông, mặc dù mới đây trả lời cử tri tỉnh An Giang, Bộ Công an cho rằng việc cho phép lực lượng CSGT tuần tra công khai kết hợp với hóa trang (bí mật) là cần thiết, đúng quy định của pháp luật, không phải như một số người cho rằng “CSGT trốn trong bụi cây để bắn tốc độ” , nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người dân băn khoăn, không đồng tình vì cho rằng biện pháp đó “không công khai, minh bạch”, “đàng hoàng”?.
- Chúng ta phải thấy rằng, nếu dùng thiết bị công nghệ hiện đại rộng rãi thì rất tốt nhưng không đủ nên phải dùng thiết bị cầm tay. Thiết bị cầm tay thì chiến sĩ CSGT phải ở vị trí nào đó mới có thể ghi được hình ảnh của người vi phạm, để họ không trốn tránh, né tránh được.
Hiện nay trên các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc vẫn có lực lượng CSGT tuần tra, xử lý công khai kết hợp với các thiết bị kiểm tra tốc độ tự động lắp đặt ở tuyến đường đó, không phải ẩn nấp. Tuy nhiên ở nhiều đoạn đường khác thì vẫn phải hóa trang thì mới có bằng chứng xử lý người vi phạm, để người vi phạm không thể tìm cách né tránh được.
-Vi phạm tốc độ chủ yếu xuất hiện trên những tuyến đường quốc lộ, cao tốc hiện đại ngày càng được xây dựng nhiều ở nước ta. Tại sao Bộ Công an không thực hiện đầu tư, lắp đặt hệ thống đo tốc độ tự động dọc các tuyến đường này?
- Chuẩn bị làm phải có dự án, mà một dự án không thể lắt nhắt. Phải có đường chuyền, đồng bộ thiết bị kiểm soát giao thông, an ninh, nhiều thứ lắm. Chỉ riêng một đoạn đường nào đó thôi cũng đã rất tốn kém rồi bởi các thiết bị bắn tốc độ tự động đó phải được kết nối với trung tâm dữ liệu và CSGT kiểm soát, xử phạt nữa. Mà điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương. Phải có kinh tế mạnh mới làm được, bởi đây không chỉ kiểm soát giao thông mà còn kiểm soát cả an ninh nữa, còn nhiều tác dụng khác nữa như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nên khi xảy ra một vụ án mạng hoặc khủng bố trên đường thì họ có thể trích xuất ngay được clip để truy tìm thủ phạm...
- Theo như ông biết thì có nhiều nước trên thế giới cho phép CSGT hóa trang, “núp lùm cây” để bí mật ghi hình phương tiện vi phạm tốc độ trên đường không?
- Có đấy, nhưng không ai nói cho ai cả. Khi bảo vệ nguyên thủ, mục tiêu thì họ cũng phải đặt máy theo dõi ở các vị trí khác nhau, để phát hiện người vi phạm, người có khả năng tấn công chẳng hạn thì phải nấp chứ. Ai cũng phải nấp cả, nhưng cách thực hiện như thế nào để không bị phát hiện. Nếu có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thì đỡ sức người hơn mà thôi.
- Xin hỏi suy nghĩ của ông mỗi khi xem hình ảnh CSGT núp lùm cây để bắn tốc độ, ghi hình xe vi phạm được người dân đưa lên mạng xã hội và kèm theo đó có rất nhiều bình luận (comment) chưa đồng tình, ủng hộ việc này?
- Người dân có quyền suy nghĩ, bày tỏ quan điểm của mình nhưng ý định của những người chụp ảnh CSGT hóa trang ghi hình phương tiện vi phạm để đưa lên mạng xã hội cũng không hay lắm.
Muốn phục bắt tội phạm thì phải hóa trang, phải ẩn nấp. Bây giờ phải làm sao vừa bí mật, vừa không bị phát hiện được thì tốt hơn nhưng còn chống tội phạm nghiêm trọng thì hóa trang, bí mật như thế là cần thiết.
Sau này có phương tiện, thiết bị hiện đại thay người thì tốt hơn nhiều. Khi nào người dân ý thức, biết được trên đoạn đường nào đó có rất nhiều máy móc ghi hình vi phạm giao thông thì ý thức của họ sẽ tốt hơn. Các nước họ cũng đầu tư trang thiết bị và làm như thế nhưng chúng ta chưa có tiền.
- Xin cảm ơn Thiếu tướng !
Như Dân trí đã phản ánh, cử tri tỉnh An Giang tỏ thái độ không đồng tình với việc các CSGT thường xuyên nấp trong các bụi cây để bắn tốc độ phương tiện tham gia giao thông. “Việc thi hành công vụ thì phải công khai, minh bạch. Đề nghị ngành chức năng cần phải tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, hình ảnh người CSGT trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là trong xử lý phạt hành vi vi phạm trên lĩnh vực an toàn giao thông” - cử tri An Giang lên tiếng.
Trả lời cử tri An Giang mới đây, Bộ Công an khẳng định, thực tế nhiều lái xe tìm cách đối phó với việc đo tốc độ công khai, như: đang chạy với tốc độ cao, khi phát hiện các trạm, chốt của CSGT sẽ giảm tốc độ hoặc né tránh, người lái xe bị xử phạt thông báo cho người lái xe đang tham gia giao thông khác biết để né tránh, gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông… Vì vậy, việc kết hợp giữa hình thức đo tốc độ công khai và bí mật là xuất phát từ đòi hỏi của tình hình thực tế.
“Việc lực lượng CSGT kết hợp biện pháp công khai với bí mật (hóa trang) để đo tốc độ là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn công tác và đúng quy định của pháp luật, không phải như một số người cho rằng "CSGT trốn trong bụi cây để bắn tốc độ” - văn bản trả lời kiến nghị cử tri nhấn mạnh.
Thế Kha (thực hiện)
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn