Trước đó, tháng 6-2016, Công ty Capral Limited, một nhà sản xuất sản phẩm nhôm ép của Úc, đã gửi đơn lên Ủy ban Chống bán phá giá nước này yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm nhôm ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Cũng theo Cục Quản lý cạnh tranh, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp bắt đầu từ ngày 1-7-2015 đến hết 30-6-2016 và giai đoạn điều tra thiệt hại bắt đầu từ 1-7-2012. Ngoài ra, biên độ phá giá bị cáo buộc là 10,19% và mức trợ cấp ước tính trên mức không đáng kể.
Nhôm ép là mặt hàng xuất khẩu thứ sáu của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cùng với đó, các chương trình trợ cấp bị cáo buộc gồm thuế nhập khẩu ưu đãi (đối với tài sản cố định của các dự án đầu tư), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế đối với đất phi nông nghiệp.
Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm bị điều tra đã bán phá giá và nhận được trợ cấp. Điều này đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Úc dưới dạng: Kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, tăng hàng tồn kho. Hiện sản phẩm được xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc với mức thuế hải quan 5%.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, đây là vụ kiện kép, áp dụng đồng thời hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lần thứ sáu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam kể từ năm 2011.
Các sản phẩm bị điều tra kép trước đây của Việt Nam là túi PE, ống thép hàn cacbon, mắc áo bằng thép, ống thép dẫn dầu và đinh thép.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn