Thích ngủ trưa hay uống một ít rượu, hay sống ảo trên mạng xã hội… có thể là thói quen xấu với nhiều người. Nhưng theo những nghiên cứu mới từ các nhà khoa học, những thói quen đó không hẳn là xấu.
(Ảnh: Flickr/Strelka)
1. Bỏ bữa ăn sáng
Việc ăn sáng là không bắt buộc, mặc dù người ta thường bảo nhau điều ngược lại.
Đã có lúc người ta tin rằng việc bỏ qua bữa ăn đầu tiên trong ngày sẽ dẫn đến tăng cân, nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu như bạn nhịn ăn, hoặc thỉnh thoảng bỏ bữa sáng, thực sự có thể giúp một số người giảm cân.
(Ảnh: Shutterstock)
Việc ăn uống như vậy được gọi là nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting), và một trong những công thức phổ biến nhất đó là kiêng ăn trong 16 giờ và ăn 8 giờ. Điều này làm cho mọi người chuyển giờ ăn của họ sang khung giờ từ 12 giờ trưa đến 8 giờ tối, về cơ bản đã vượt qua khỏi khung giờ cho bữa ăn sáng.
Các nghiên cứu lớn hơn cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn thật sự mang lại kết quả đáng tin cậy trong việc giảm cân tương đương phương pháp giảm cân truyền thống. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có thể có những lợi ích khác chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhất định và thậm chí kéo dài tuổi thọ - nhưng những nghiên cứu này cần được thử nghiệm thêm trên con người.
2. Uống cà phê
Mới đây, một thẩm phán tại California (Mỹ) đã ra phán quyết rằng Starbucks và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê khác phải đưa thông tin cảnh báo về ung thư lên sản phẩm của họ.
(Ảnh: Shutterstock)
Bất chấp thông tin đáng sợ này, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về cà phê cho thấy rằng nếu thường xuyên uống cà phê sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe khác như giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Theo đó, các bác sĩ khuyên dùng nên hạn chế lượng caffeine đưa và cơ thể ở mức 400 mg mỗi ngày, tức là khoảng 3-4 cốc cà phê pha phin tiêu chuẩn.
3. Ăn trứng
Lời khuyên mới nhất về việc ăn uống lành mạnh dường như có sự thay đổi thường xuyên theo mùa.
Trứng - một loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, chất béo, protein, một số vitamin và khoáng chất quan trọng - đã bị bêu xấu trong nhiều năm qua. Nhưng khi vỡ lẽ ra, trứng thực sự khá tốt cho sức khỏe. Việc chỉ ăn lòng trắng trứng theo như những người ủng hộ thực phẩm ít chất béo nhằm loại bỏ calo, chất béo và cholesterol là hoàn toàn không cần thiết.
(Ảnh: Kenny Louie/Flickr/Attribution License)
Cả quả trứng có chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất quan trọng mà bạn không thể tìm thấy từ nhiều loại thực phẩm như vitamin B12 và phốt pho. Ngoài ra, trứng cũng giàu năng lượng và chất béo bão hòa.
Trứng tuy có chứa cholesterol nhưng dường như không phải là tác nhân dẫn đến cholesterol tăng cao ở những người khỏe mạnh. Cũng giống như việc ăn chất béo không chuyển hóa thành chất béo, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc ăn thực phẩm có cholesterol không nhất thiết làm tăng cao cholesterol.
4. Thưởng thức các loại thực phẩm giàu chất béo
Theo lời khuyên của Bộ Nông nghiệp (Mỹ) trong những năm 1990, hàng triệu người Mỹ đang tìm cách giảm cân đã chọn chế độ ăn kiêng dùng thực phẩm ít chất béo và hàm lượng tinh bột cao. Họ đã chọn bơ thực vật thay cho bơ động vật và "không có chất béo" thay vì "bình thường", và họ đã kiềm chế sở thích trước các loại thực phẩm giàu chất béo. Nhưng việc làm đó đã không mang lại hiệu quả.
(Ảnh: Shutterstock)
Trong một cuộc thử nghiệm kéo dài 8 năm liên quan đến gần 50.000 phụ nữ, khoảng một nửa trong số đó đã ăn kiêng sử dụng thực phẩm ít chất béo, người ta thấy rằng ở những người này, các nguy cơ ung thư vú, ung thư đại trực tràng hoặc bệnh tim không có sự suy giảm so với những người còn lại. Thêm vào đó, họ cũng không giảm cân được nhiều. Những khuyến nghị mới cho thấy những chất béo lành mạnh từ các loại hạt, cá và từ trái bơ thực sự tốt cho bạn nếu sử dụng điều độ.
5. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội
Thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (mạng xã hội, các dịch vụ tán gẫu...) và liên tục chúi mũi vào màn hình điện thoại đã được miêu tả và phổ biến trên toàn thế giới như là một hành vi không tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng này nhưng dường như đều được thực hiện không khách quan và đúng đắn. Phần lớn các bằng chứng cho thấy những chiếc smartphone không có hại và trong một số trường hợp, chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
(Ảnh: Josh Rose/Unsplash)
Năm ngoái, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychological Science đã thử nghiệm sự ảnh hưởng của việc dán mắt vào màn hình điện thoại trên hơn 120.000 thanh thiếu niên tại Anh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội không có hại cho phần lớn các thanh thiếu niên. Trên thực tế, đôi khi nó rất hữu ích giúp con người cảm thấy được kết nối nhiều hơn và nhận được sự quan tâm, đồng cảm về cảm xúc từ những người khác trên mạng.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết trong bài nghiên cứu: "Nhìn chung, bằng chứng cho thấy sử dụng vừa phải những công nghệ kỹ thuật số về mặt bản chất là không có hại và có thể có được lợi thế trong một thế giới kết nối."
6. Uống nước tăng lực
Tôi (tác giả) đã quen với những ánh nhìn kỳ cục từ các đồng nghiệp khi tôi mở một lon nước tăng lực không đường hiệu Red Bull. Các câu hỏi và phán xét chưa bao giờ kết thúc. Ai đó đã lắc đầu và nói với tôi vào ngày hôm kia: "Thứ đó sẽ giết anh" và "Nó có rất nhiều hóa chất!" là những gì tôi đã nghe vào tuần trước.
(Ảnh: Flickr/Danielle Scott)
Sự thật là, nước tăng lực Red Bull (ít nhất là loại không đường) không phải là tất cả những điều khủng khiếp dành cho bạn. Ngoài việc chỉ có 10 calo và không có đường, nó chỉ có 80 mg chất caffeine, khoảng 1/3 lượng cà phê trong một ly Starbucks. Theo như các thành phần khác của nó - cụ thể là vitamin B và taurine chẳng hạn, nghiên cứu khoa học đã cho thấy cả hai đều an toàn cho sức khỏe.
7. Uống vài ly rượu vang
Rượu là một trong những cái tên sẽ được xướng lên đầu tiên khi người ta nói về những tác nhân có hại cho sức khỏe.
Nhưng một số nghiên cứu mới đang bắt đầu cho thấy rằng những người uống rượu vừa phải - khoảng 1-2 ly rượu vang (hoặc bia) mỗi ngày - có thể tận hưởng một số lợi ích về sức khỏe chẳng hạn như giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
(Ảnh: Shutterstock)
Một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái trên tạp chí Journal of Alzheimer's Disease cho thấy những người uống rượu thường xuyên không có dấu hiệu suy giảm nhận thức như những người không uống rượu ở độ tuổi 85. Một đánh giá khác lớn hơn của 74 nghiên cứu khác nhau về chủ đề này cũng kết luận rằng những người uống rượu vừa phải có nguy cơ giảm nhận thức thấp hơn những người hoàn toàn kiêng cữ rượu.
8. Luôn bật thông báo trên điện thoại
Tại hội nghị các nhà phát triển Google I/O gần đây, Google đã tiết lộ một loạt các tính năng hướng đến việc hạn chế những gì mà mọi người thường gọi là chứng "nghiện công nghệ". Một trong số đó là tính năng mới giúp người dùng dễ dàng khóa các thông báo, thứ mà nhiều người cho rằng nó là mối lo sợ làm giảm sự tập trung và hạn chế năng suất làm việc.
(Ảnh: Evgeny Belikov/Strelka Institute/Flickr)
Nhưng không có nghiên cứu nào cho thấy rằng việc báo lại sau đó các thông báo tới sẽ giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn. Trên thực tế, khi các nhà nghiên cứu cố gắng giải quyết vấn đề lo lắng bằng cách tắt chúng hoàn toàn (như họ đã làm trong một nghiên cứu gần đây) thực sự khiến người ta cảm thấy căng thẳng hơn, chứ không giảm đi như kỳ vọng.
Tuy nhiên, có thể có một lựa chọn tốt hơn: Những người tham gia thử nghiệm trong nghiên cứu khi nhận được những thông báo gửi cho họ thành từng loạt – với thời gian trái ngược với thời gian thực - cho biết, họ cảm thấy bớt căng thẳng và hạnh phúc hơn những người đã nhận thông báo theo cách bình thường hoặc những người không nhận được thông báo nào.
9. Tập thể dục hàng giờ
Bạn không cần phải lúc nào cũng đổ mồ hôi hàng giờ tại phòng tập thể dục để giữ cho vóc dáng của mình khỏe mạnh.
(Ảnh: Shutterstock)
Các nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập được thiết kế với thời gian ngắn, cường độ tập luyện cao như những bài tập trong 7 vòng phút có thể có lợi hơn cho việc rèn luyện cơ bắp và bảo vệ cho trái tim của bạn tốt hơn một số dạng tập thể dục khác. Những loại tập luyện này được gọi là các bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT).
Theo Chris Jordan, nhà sinh lý học thực hành đã tạo ra bài tập thể dục có tên gọi "7 Minute Workout" tại Johnson & Johnson cho biết: "Một bài tập cường độ cao ngắt quãng có thể mang lại lợi ích tương tự hoặc lớn hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn so với tập luyện vừa phải theo cách truyền thống tốn nhiều thời gian."
10. Ăn thức ăn có chứa gluten
Nếu bạn đã từng ăn một miếng bánh pizza hoặc cắn một cái bánh mì bagel dai nhách, thì hầu như chắc chắn đã có gluten trong đó: nó là thành phần giúp cho bột có kết cấu đàn hồi. Gluten không phải là một thành phần bỏ đi, và trừ khi bạn mắc phải một căn bệnh hiếm gặp được gọi là bệnh Celiac, thì gluten không phải là một thành phần không lành mạnh cho sức khỏe.
(Ảnh: Hollis Johnson)
Một số người đã nói rằng bệnh Celiac có thể đang gia tăng, nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã tìm thấy dữ liệu đáng tin cậy có thể đánh bật tin đồn về căn bệnh không thể dung nạp gluten. Và với những người nói rằng họ không mắc bệnh Celiac nhưng lại "nhạy cảm" với gluten thì có một nghiên cứu nhỏ vào năm 2013 của Đại học Monash (Úc) cho thấy điều đó cũng không đúng, bởi vì hầu như không có phản ứng trong tiêu hóa đối với gluten trong cơ thể của những người tham gia ghiên cứu.
Thay vào đó, cảm giác đầy hơi và khó chịu mà nhiều người gặp phải khi ăn gluten - và sự biến mất đột ngột của những triệu chứng này sau khi cắt bỏ bớt thành phần này trong thức ăn, cho thấy còn rất nhiều việc phải làm trong việc loại bỏ các loại thức ăn được làm sẵn không lành mạnh, phần nhiều trong số chúng cũng chứa gluten.
11. Ngủ giữa giờ làm việc
Những người hay ngủ với những giấc ngủ ngắn trong ngày (hay ngủ giữa giờ làm việc) không phải là tuýp người lười biếng - một số nghiên cứu cho thấy thói quen này thực sự có mối liên kết với các lợi ích đáng kể cho sức khỏe, đặc biệt là nếu bạn đang mắc phải chứng thiếu ngủ.
(Ảnh: Shutterstock)
Trong một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí Brain, Behavior and Immunity, các nhà nghiên cứu đã so sánh tác dụng của giấc ngủ ngắn kéo dài 30 phút so với ảnh hưởng của giấc ngủ kéo dài 10 giờ đồng hồ ở những người bị mất ngủ và nhận ra rằng chúng đều giúp khôi phục lại sự cân bằng dấu ấn sinh học miễn dịch quan trọng (đã bị giảm sau khoảng thời gian không ngủ) và đạt đến mức độ bình thường.
Ngoài ra, theo ông Robert Stickgold, một nhà nghiên cứu về giấc ngủ tại đại học Harvard cho biết, những giấc ngủ ngắn thậm chí có thể giúp một số người giải quyết nhiều vấn đề khi năng lượng và sự tập trung của họ đã bị giảm đi.
Thanh Long
Theo BusinessInsider
Nguồn tin: vnreview.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn