Tại SEA Games 29, do chủ nhà Malaysia không mạnh ở cử tạ nữ nên toàn bộ các nội dung của nữ bị loại bỏ. Ngay cả các nội dung của nam, Malaysia cũng chỉ tổ chức thi đấu có 5 hạng cân: 56 kg, 62 kg, 69 kg, 77 kg, 85 kg. Các đô cử nam của chúng ta đã thi đấu xuất sắc và giành huy chương ở cả 5 hạng cân: 2 HCV (56 kg, 62 kg), 1 HCB (77 kg), 2 HCĐ (69 kg, 85 kg).
Lực sỹ Thạch Kim Tuấn
Còn tại AIMAG 2017, Việt Nam cũng đã xuất sắc giành 2 HCV (Thạch Kim Tuấn - 56kg, Trịnh Văn Vinh - 62kg), 1 HCB (Trần Lê Quốc Toàn - 56 kg) và 1 HCĐ (Vương Thị Huyền - 48 kg).
Tại giải cử tạ thế giới diễn ra vào cuối năm 2017, cử tạ Việt Nam cũng giành 4 HCV (3 HCV ở các nội dung cử đẩy, cử giật, tổng cử của Thạch Kim Tuấn ở hạng 56 kg và 1 HCV ở nội dung cử giật của Trịnh Văn Vinh ở hạng 62 kg).
Nếu so sánh với thành tích giành huy chương tại giải cử tạ châu Á 2017 thì có thể thấy đây cũng chính là những niềm hy vọng lớn nhất ở cử tạ Việt Nam trên đất Indonesia vào tháng 8 năm nay.
Ở hạng cân 56 kg, chúng ta đang có 2 VĐV ngang tài ngang sức là Thạch Kim Tuấn - HCV SEA Games 29 với thành tích tổng cử 269 kg và Trần Lê Quốc Toàn - HCĐ giải cử tạ châu Á 2017 với thành tích 271 kg. Ở AIMAG 2017, thành tích của Tuấn và Toàn đều được cải thiện lên thành 282 kg và 276 kg). Tại giải VĐTG 2017, do nhiều quốc gia bị cấm thi đấu và không đưa đến Mỹ những lực sỹ mạnh nhất nên Tuấn và Toàn đều dễ dàng giành HCV và HCB với mức tổng cử lần lượt là 279 kg và 270 kg.
Dẫu vậy, cả hai vẫn cần phải cải thiện thành tích hiện nay của mình nếu như muốn cạnh tranh tấm huy chương ở ASIAD 2018. Bởi tại Á vận hội lần trước, VĐV giành HCĐ là Wu Jingbiao (Trung Quốc) nâng được tới 288 kg.
Trong khi đó, “cửa” tranh huy chương của Trịnh Văn Vinh ở hạng cân 62 kg cũng là tương đối sáng sủa. Thành tích 307 kg mà đô cử này lập được ở SEA Games 29 không những phá kỷ lục SEA Games mà còn hơn tới 6 kg so với thành tích giành HCV của đô cử Sin Chol-bom người Triều Tiên ở giải cử tạ châu Á 2017.
Ở AIMAG 2017, thành tích giành HCV của Vinh cũng là tương đối tốt: 302 kg. Còn tại giải VĐTG 2017, Văn Vinh không có được kết quả tổng cử do rớt tạ trong cả 3 lần cử giật, dù giành được HCV ở nội dung cử đẩy.
Dẫu sao, bản thân lực sỹ của CAND cũng cần phải cố gắng hơn nữa trong năm 2018 bởi nếu so với thành tích giành huy chương ở ASIAD 2014 thì thành tích tốt nhất của Vinh (307 kg) vẫn còn kém chút ít so với thành tích giành HCĐ của Eko Yuli Irawan (Indonesia): 308 kg.
Đối với các đô cử nữ, hy vọng được đặt vào hạng cân 48 kg, nơi chúng ta sở hữu 2 VĐV đủ khả năng tranh chấp huy chương ở tầm châu lục là Vương Thị Huyền và Nguyễn Thị Thúy. Ở giải châu Á tháng 4 vừa qua, Thúy giành HCB với thành tích tổng cử là 183 kg còn Huyền do chấn thương nên chỉ giành HCB ở nội dung cử đẩy với thành tích 183 kg. Tiếp đó tại AIMAG 2017, Huyền giành HCĐ với thành tích tổng cử là 186 kg. Tại giải VĐTG 2017, Huyền xếp thứ 4 với tổng cử 180 kg, kém người giành HCĐ là 1 nữ lực sỹ người Colombia đúng 2 kg.
Có thể tin là nếu duy trì được phong độ tốt thì Huyền và Thúy đều có khả năng vươn tới tấm huy chương ở ASIAD 2018.
Bóng chuyền Việt Nam có rất nhiều mỹ nhân tuổi Tuất.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn