Các quốc gia dùng tiền mua huy chương Olympic

Thứ năm - 18/08/2016 22:07

Các quốc gia dùng tiền mua huy chương Olympic

Nhập tịch VĐV là phương pháp “đi tắt đón đầu” của nhiều nước nhỏ và dư thừa tiền bạc ở Trung Đông, điển hình Bahrain và theo sau là Qatar.

Vừa qua, VĐV Ruth Jebet giành chiếc HCV Olympic đầu tiên trong lịch sử thể thao Bahrain khi chiến thắng ở nội dung 3.000 mét rào nữ. Kênh CNBC của Mỹ phân tích rằng Ruth Jebet thi đấu cho Bahrain vì lý do tài chính, bởi cô gái này sinh ra, lớn lên ở Kenya và hiện tại vẫn sinh sống, tập luyện ở đất nước này.

Jebet chỉ là một trong số nhiều ví dụ khi Bahrain đã chi tiền nhập khẩu không ít tài năng thể thao từ châu Phi.

Hầu hết vận động viên điền kinh Bahrain thi đấu Olympic năm nay đều sinh trưởng ở Kenya và Ethiopia là chủ yếu, bên cạnh Jamaica, Morocco và Nigeria.

Bahrain vô địch về nhập khẩu VĐV với 45 người trong giai đoạn từ 2012 đến 2016. Mỹ cũng là nước nhập tịch rất nhiều VĐV. Nguồn: CNBC.

Không chỉ Bahrain, các quốc gia lân cận như Qatar hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng nổi tiếng trong suốt cả thập niên về vấn đề nhập khẩu VĐV hàng đầu. Theo Hiệp hội VĐV thể thao quốc tế (IAAF), lý do chính khiến VĐV rời bỏ quê hương là cơ hội được thi đấu trên đấu trường quốc tế, phần nhiều được cung cấp tài chính dồi dào để thi đấu tại Olympic.

Xu thế nhập khẩu VĐV đã gây ra không ít tranh cãi và cả những tình huống dở khóc dở cười. Năm 2003, tại giải điền kinh vô địch thế giới tổ chức ở Paris, vận động viên Saif Saaeed Shaheen của Qatar phá kỷ lục thế giới ở nội dung vượt rào 3.000 mét. Anh này vốn có tên Stephen Cherono, vì không cạnh tranh nổi suất vào đội tuyển điền kinh Kenya nên nhập quốc tịch Qatar, đổi tên thành Saif Saaeed Shaheen và cải đạo từ Thiên chúa giáo sang Hồi giáo.

Tất cả huy chương Olympic của Bahrain đều đến từ các VĐV nhập tịch.

Đầu quân cho Qatar, Saif Saaeed hưởng lương 1.000 USD mỗi tháng và có cả HLV riêng cùng cơ sở vật chất tập luyện rất hiện đại. Trở lại với cuộc đua năm 2003, sau phần thi chung kết, Saif quỳ xuống định làm dấu thập tự kiểu đạo Thiên chúa nhưng rất may là một quan chức trong đoàn đã kịp ngăn lại.

Sau khi lấy một lá cờ Qatar quấn quanh vai và chạy vòng quanh sân ăn mừng chiến thắng, Saif bước lên bục nhận giải và… quên mất tên Qatar của mình. Anh phải nhờ đến sự trợ giúp của bảng điện tử. Anh trai của Saif cũng là vận động viên điền kinh tham gia cuộc thi hôm đó đã từ chối đến chúc mừng người em chuyển quốc tịch.

Một câu chuyện khác thuộc về Mushir Salem Jawher, VĐV chạy Marathon người Kenya nhập quốc tịch Bahrain. Trong giải đấu tổ chức ở Israel, anh Mushir “vạ miệng” nói với báo chí Israel vài điều không được Bahrain chấp thuận. Lập tức, quyền công dân Bahrain của VĐV Mushir bị tước bỏ. Lâm vào đường cùng, Mushir phải cầu xin quê nhà Kenya tạo cơ hội cho anh hồi hương. Cuối cùng, VĐV sinh năm 1978 được toại nguyện và về thi đấu dưới tên gốc Leonard Mucheru.

Năm 2000, Qatar nhập tịch toàn bộ đội cử tạ của Bulgaria và vận động viên Angel Popov giành được một huy chương đồng Olympic dưới cái tên đạo Hồi Said Saif Asaad.

Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây