Nhận định trên được chuyên gia phân tích Dave Majumdar nói đến trong bài viết đăng tải trên tạp chí National Interest, T-14 Armata là một sự bứt phá về công nghệ và tư duy thiết kế so với các mẫu xe tăng truyền thống trước đây của Nga.
Theo Dave Majumdar, điều khiến T-14 Armata khác biệt so với tất cả các loại tăng trước đây là nó có tháp pháo không cần người điều khiển. Ưu điểm của thiết kế này là khoang lái hoàn toàn tách biệt với đạn dược trong xe, giúp nâng cao khả năng sống sót của kíp lái trong trường hợp xe tăng bị trúng đạn.
Ngoài ra, T-14 Armata còn được trang bị giáp đa lớp thụ động kết hợp với giáp phản ứng nổ và hệ thống bảo vệ chủ động.
Hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit được tích hợp các radar sóng mm có khả năng phát hiện, theo dõi và ngăn chặn những viên đạn chống tăng đang lao tới. Khi kết hợp những tính năng này, xe tăng Armata giúp kíp lái có cơ hội sống sót cao hơn so với bất kỳ mẫu tăng nào trước đây của Nga.
Tuy vậy, kiểu thiết kế tháp pháo độc lập này cũng có nhược điểm. Kíp điều khiển xe tăng phải hoàn toàn dựa vào hệ thống cảm biến trên xe để nắm bắt tình hình trên chiến trường và ngắm bắn mục tiêu.
Trong trường hợp xe tăng Armata bị bắn trúng tháp pháo khiến các cảm biến và thiết bị điện tử tê liệt, chiếc xe tăng siêu hiện đại này coi như đã bị loại khỏi vòng chiến khi không còn khả năng ngắm bắn, dù nó vẫn có thể di chuyển được.
Trong khi đó, xe tăng M1A2 SEP của Mỹ đã chứng tỏ được tính hiệu quả và mức độ đáng tin cậy trên chiến trường trong nhiều năm qua, đến mức quân đội Mỹ vẫn quyết định tiếp tục nâng cấp chúng để tác chiến trong tương lai gần.
Bản nâng cấp M1A3 sắp được đưa vào phục vụ sẽ có trọng lượng nhẹ hơn và khả năng cơ động cao hơn so với M1A2, và khẩu pháo nòng trơn 120 ly M256 cũng được thay thế bằng một khẩu pháo nhẹ hơn.
Với các loại đạn dẫn đường mới, xe tăng M1A3 có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa tới 12.000 m, ngoài tầm quan sát thị giác của bất cứ xạ thủ nào.
Xe tăng T-14 Armata cũng có thể bắn được tên lửa dẫn đường chống tăng qua khẩu pháo của nó, khiến yếu tố quyết định thắng thua nếu như hai chiếc xe tăng chạm trán phụ thuộc vào việc ai nhìn thấy đối phương trước.
Theo chuyên gia Dave Majumdar, trong cuộc chiến ngoài tầm quan sát thị giác này, chiếc xe tăng nào "nhìn thấy" đối phương bằng các thiết bị hiện đại của mình trước luôn luôn giành phần thắng.
Hiệu quả tác chiến của T-14 Armata lớn đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào những tiến bộ của Nga trong việc phát triển các cảm biến và hệ thống mạng dữ liệu cho xe tăng.
Ông Andrey Terlikov, thiết kế trưởng của dự án Armata tuyên bố chiếc xe tăng này sẽ sớm có khả năng tự tác chiến trên chiến trường mà không cần đến kíp lái ngồi bên trong, RT cho hay. Trong triển lãm vũ khí EXPO-2015, Nga cũng khẳng định nước này đã bắt đầu sản xuất những chiếc xe thiết giáp chiến đấu "hoàn toàn tự động".
Nếu tuyên bố này là thật, chỉ trong vài năm nữa, xe tăng Armata có thể hoạt động trên chiến trường nhờ vào hệ thống điều khiển từ xa, bởi ông Terlikov khẳng định T-14 Armata hiện nay đã có đủ mọi yếu tố cần thiết để có thể biến thành một phương tiện chiến đấu hoàn toàn tự động.
Mới đây, tập đoàn KRET của Nga cũng tiết lộ rằng xe tăng Armata sẽ được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến giống như trực thăng vũ trang. Bởi vậy, các nhà sản xuất vũ khí Nga đã tự tin tuyên bố rằng T-14 Armata là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới có thể đọ sức cùng M1A2 của Mỹ.
Tuy nhiên, theo Dave Majumdar, do quá phụ thuộc vào công nghệ nên chiến tăng Nga có thể trở thành kẻ vô dụng trên chiến trường một khi nó bị vũ khí "ngu" đánh trúng một cảm biến quan trong nào đó.
Clip tăng M1A2 hủy diệt mục tiêu:
Theo Đan Nguyên
Đất Việt
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn