Oanh tạc cơ tàng hình suýt giúp Hitler xoay chuyển cuộc chiến

Thứ sáu - 23/09/2016 03:51

Oanh tạc cơ tàng hình suýt giúp Hitler xoay chuyển cuộc chiến

Nếu được chế tạo sớm hơn, oanh tạc cơ tàng hình Horten Ho 2-29 có thể gây thiệt hại nặng nề cho phe Đồng minh, góp phần xoay chuyển cục diện chiến trường.

Mô hình oanh tạc cơ thiết kế dạng cánh bằng Horten Ho 2-29 của phát xít Đức. Ảnh: Telegraph

Năm 1943, trước đà thất bại chóng vánh trên chiến trường, Bộ Tư lệnh tối cao phát xít Đức quyết định phải phát triển các vũ khí giúp đảo ngược tình thế, trong đó có oanh tạc cơ tàng hình Horten Ho 2-29.

Các oanh tạc cơ Đức luôn bị thiệt hại nặng khi phải đối đầu với tiêm kích Spitfire có tốc độ và linh hoạt của Anh. Để đáp ứng yêu cầu về một oanh tạc cơ uy lực có tầm vươn tới nước Mỹ của ông trùm Adolf Hitler, Tư lệnh không quân Đức Herman Goering yêu cầu các kỹ sư chế tạo một máy bay ném bom có trọng tải trên 1000 kg, tầm hoạt động hơn 1000 km với tốc độ 1000 km/h, theo Telegraph.

Hai anh em phi công Reimar và Walter Horten đề xuất một mẫu thiết kế dạng "cánh bay" mà họ tin rằng sẽ đáp ứng được các thông số kỹ thuật Goering đưa ra.

Phần thân của máy bay được làm từ thép cán, trang bị động cơ BMW 003. Ý tưởng quan trọng nhất của Reimar Horten là phủ một lớp hỗn hợp gồm bột than và keo dán gỗ mà anh ta tin rằng sẽ hấp thụ sóng radar lên thân máy bay.

Horten cho rằng kết hợp với bề mặt góc cạnh, lớp phủ đặc biệt này sẽ giúp chiếc oanh tạc cơ gần như vô hình trước radar. Đây chính là ý tưởng mà các kỹ sư quân sự Mỹ đã áp dụng để chế tạo chiếc máy bay tàng hình đầu tiên F-117A Nighthawk vào đầu thập niên 1980.

Tháng 3/1944, nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo và bay thử nghiệm. Horten Ho 2-29 được thiết kế với phạm vi hoạt động và tốc độ lớn hơn bất kỳ máy bay nào được chế tạo trước đó và là máy bay đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.

Tuy nhiên, do ngành công nghiệp quốc phòng bị thiệt hại trước các cuộc không kích phá hoại của phe Đồng minh, Đức chỉ chế tạo được ba nguyên mẫu và thử nghiệm chúng bằng cách kéo sau một chiếc tàu lượn. Ý tưởng về oanh tạc cơ tàng hình có thể xoay chuyển cục diện chiến trường của phát xít Đức trở nên dở dang khi quân Đồng minh tràn vào.

Dựa trên bản thiết kế của anh em nhà Horten và nguyên mẫu duy nhất còn sót lại, nhà thầu quốc phòng Mỹ Northrop Grumman đã chế tạo một oanh tạc cơ Horten Ho 2-29 sử dụng vật liệu và công nghệ thời thế chiến II với chi phí 154.000 USD, sau đó thử nghiệm khả năng tàng hình của oanh tạc cơ này trước công nghệ radar khi đó.

Anh em kỹ sư Đức Reimar và Walter Horten. Ảnh: History

Kết quả cho thấy, oanh tạc cơ này không hoàn toàn vô hình trước radar, nhưng có đủ độ tàng hình và đủ nhanh để bay đến London trước khi các tiêm kích Spitfire kịp đánh chặn.

"Nếu người Đức có thời gian phát triển máy bay này, họ hoàn toàn có thể gây thiệt hại rất lớn cho nước Anh. Trên lý thuyết, thiết kế kiểu cánh bay rất hiệu quả giúp hạn chế lực cản ở mức thấp nhất, giúp nó đạt vận tốc rất lớn trong các động tác bổ nhào và bay lượn với tầm hoạt động xa đến khó tin", Peter Murton, chuyên gia hàng không từ Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc ở Duxford, Cambridgeshire nói.

"Dù người Đức hiểu được các nguyên lý tàng hình, họ vẫn còn một chặng đường dài mới phát triển được một oanh tạc cơ tàng hình hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phát xít Đức thành công trong việc phát triển hơn nữa mẫu máy bay ném bom này, đó sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi", chuyên gia quân sự Orverlin Valle nhấn mạnh.

Xem thêm:  Cỗ quan tài bay khiến nhiều phi công phát xít Đức chết oan

Duy Sơn

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây