Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 20/1 (tức ngày 23 tháng Chạp) tại một số hồ trên địa bàn Hà Nội, đa số người dân khi đi thả cá tiễn ông Công ông Táo về trời đều tuân thủ các quy định về việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tình trạng xả rác (túi nilon) sau khi thả cá không còn nhiều như những năm trước.
Tuy nhiên, tại một số hồ vẫn còn những hình ảnh phản cảm, khiến nhiều người khi đến thả cá bức xúc. Điển hình như việc người dân thả cá bờ này, bên kia các “cần thủ” liên tục giật cá. Hay như sự việc ở hồ Nghĩa Đô, người dân thả cá bên trong thì bên ngoài đã có sẵn những tấm lưới chắn.
Ngoài ra, vấn đề thả tro, chân hương, ban thờ vẫn còn xảy ra ở một số nơi gây khó khăn cho công tác trục vớt, vệ sinh mặt hồ và đây cũng là tác nhân khiến không ít cá chép sau khi thả đã bị chết.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận trong sáng 20/1:
Mặc dù đã được tuyên truyền nhiều nhưng nhiều người dân vẫn mang tro ra các hồ để đổ.
Những hình ảnh đối lập nhau thường thấy ở hồ Hoàng Cầu.
Còn đây là trường hợp thả tro, chân hương ở hồ Thành Công.
Chân hương chìm dưới lòng hồ trông rất phản cảm.
Lực lượng vệ sinh rất khó khăn trong khâu trục vớt chân hương.
Vẫn còn những trường hợp vứt cả ban thờ xuống hồ, sau đó nhân viên môi trường phải trục vớt ngay lập tức trước khi nổi ra quá xa.
Nhiều trường hợp bị ngăn chặn ngay khi mang đến hồ, nên đành bỏ trên bờ.
Chính những hành động trên đã khiến cho những chú cá vừa thả ra đã chết.
Thậm chí còn quyện lại với tro hương.
Còn tại hồ Nghĩa Đô, nhiều người chăng lưới ngay phía ngoài khu vực bậc thang lên xuống.
Những chú cá chép bị "tắc đường" không biết bao giờ mới lên chầu Trời.
Còn tại hồ Thành Công, hình ảnh đối lập giữa một bên là người thả cá, một bên là người câu cá.
Ngoài một số hình ảnh phản cảm trên, đa số người dân đều chấp hành tốt quy định về vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Nhiều cụ già phải xua cá ra thật xa vì gần bờ nước đen kịt.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn