Theo nguồn tin này, mặc dù phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35A dành cho Không quân Mỹ đã được đưa vào trực chiến, nhưng giới chuyên gia lại phát hiện hệ thống ghế phóng thoát hiểm trên dòng máy bay thế hệ 5 này đang gặp vấn đề nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho phi công.
Trong báo cáo của Lầu Năm góc hồi tháng 6/2016, các chuyên gia quân sự Mỹ đã phát hiện ra việc hệ thống ghế phóng thoát hiểm trên máy bay F-35A có thể gây chấn thương phần cổ của phi công có cân nặng 61kg (136 pound).
Trong khi đó, các phi công có cân nặng từ 136 đến 165 pound cũng phải đối mặt với nguy cơ bị thương nghiêm trọng do những khiếm khuyết của hệ thống ghế phóng. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi phiên bản ghế phóng sửa đổi khắc phục vấn đề này vẫn đang được phát triển và có thể tới giữa tháng 9/2016 mới được hoàn thiện.
Được biết, phiên bản sửa đổi của ghế phóng Martin-Baker US-16E có công tắc đặc biệt dành cho các phi công có căn nặng trên 61kg để làm chậm thời gian bung dù. Điều này giúp giảm nguy cơ chấn thương cổ của phi công. Cùng với đó, ghế US-16E cũng có thiết bị điều khiển mới.
"Thế hệ ghế thoát hiểm mới làm việc khá tốt trong các bài thử nghiệm", đại diện hãng chế tạo Martin-Baker cho biết. Nếu vượt qua các bài thử nghiệm chính thức, dòng ghế phóng mới sẽ là trang bị tiêu chuẩn của máy bay F-35A.
Trước đó, trong đợt thử nghiệm mũ bay Generation 3 vào cuối tháng 5/2016, kíp thử nghiệm đã phát hiện thấy nguy cơ xảy ra chấn thương cổ nghiêm trọng đối với các phi công "nhẹ cân” khi họ sử dụng ghế phóng trong tình trạng máy bay di chuyển với tốc độ chậm hơn.
Mức độ nguy hiểm của ghế phóng thoát hiểm US-16E do hãng Martin-Baker chế tạo trong thử nghiệm đã bẻ gãy cổ nhiều hình nộm phi công khi máy bay F-35 di chuyển ở tốc độ thấp hơn bình thường.
Cho tới khi vấn đề này được khắc phục, quân đội Mỹ đã quyết định hạn chế các phi công nặng dưới 62kg lái tiêm kích thế hệ mới này. Khi phi công nhẹ cân hơn mức cho phép bắn khỏi máy bay trong trường hợp khẩn cấp, ghế phóng của Martin-Baker sẽ xoay nghiêng nhiều hơn về phía trước.
Phương tiến tới kết hợp với lực phóng lập tức vặn gẫy cổ hình nộm. “Đó là do mức cân nặng nhẹ của phi công và trung tâm trọng lực của ghế phóng”, Đại tá Todd Canterbury, cựu chỉ huy Phi đội Chiến đấu số 33 thuộc Không quân Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, trong khi vấn đề liên quan đến ghế phóng nhanh nhất phải đến tháng 9/2016 mới giải quyết được thì đầu tháng 8/2016, Không quân Mỹ đã chính thức thành lập phi đội F-35A đầu tiên.
Clip Mỹ thử nghiệm ghế phóng US-16E:
Theo Thùy Dung
Đất Việt
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn