Mỹ có thể phải từ bỏ siêu tàu sân bay lớp Ford để đối phó Nga - Trung

Thứ tư - 19/10/2016 23:11
Chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng tàu sân bay là gánh nặng cho ngân sách quốc phòng, còn vũ khí laser lại có tiềm năng hơn trong các cuộc đối đầu tương lai.

Mỹ nên từ bỏ chương trình đóng tàu sân bay lớp Gerald Ford đầy tốn kém để tập trung vào nghiên cứu chế tạo vũ khí công nghệ cao như laser và pháo điện từ nhằm đối phó hiệu quả hơn với mối đe dọa đến từ Nga và Trung Quốc, Washington Post dẫn báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ (CNAS) ở Washington hôm 18/10.

Hai tàu sân bay Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Ba chuyên gia Jerry Hendrix, Paul Scharre và Elbridge Colby cho rằng quân đội Mỹ đang ở trong tình thế khó khăn. Họ không thể dứt bỏ cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, đồng thời phải đáp trả các thách thức mới từ Nga và Trung Quốc, trong khi vẫn phải bảo đảm khả năng đương đầu với những mối đe dọa khủng bố trên thế giới.

Lầu Năm Góc đã đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2017 lên tới 582,7 tỷ USD để đáp ứng yêu cầu trên. Trong đó, số tàu chiến của Hải quân sẽ tăng từ 272 chiếc lên 345 chiếc trong vòng 10 năm tới, trong khi Không quân được nhận thêm 120 máy bay.

Nhưng các chuyên gia của CNAS cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn để đem lại hiệu quả cho chính sách của mình, chẳng hạn như đầu tư theo chiến lược "phối hợp cao - thấp". Với chiến lược này, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục nghiên cứu các vũ khí công nghệ cao như máy bay ném bom B-21, đồng thời mua những máy bay rẻ tiền như A-29 Super Tucano để sử dụng tại Afghanistan và Iraq.

Để thực hiện được quá trình này, Mỹ sẽ phải hủy chương trình đóng tàu sân bay lớp Gerald Ford và tàu đổ bộ lớp America. Dự án đóng mới ba tàu sân bay lớp Gerald Ford có giá tới 40 tỷ USD, chiếc đầu tiên đang gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật và liên tục bị trễ tiến độ.

Bên cạnh đó là cắt giảm 5% nhân sự của Lầu Năm Góc và 8.000 người làm theo hợp đồng để tiết kiệm 55 tỷ USD trong 10 năm tới.

Dự án tàu sân bay lớp Gerald Ford tiêu tốn rất nhiều ngân sách của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Nếu hủy chương trình Gerald Ford, Mỹ vẫn sở hữu trong tay 10 tàu sân bay, hoạt động như những căn cứ di động trên khắp thế giới. Với các tàu này, các chuyên gia đề xuất Mỹ tăng cường đầu tư cho các hệ thống vũ khí không người lái và tác chiến dưới lòng biển để đối phó với chiến lược "chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực" (A2/AD) của Nga và Trung Quốc.

Ngoài các vũ khí hiện có, CNAS cho rằng Lầu Năm Góc nên đầu tư vào các công nghệ tiềm năng như vũ khí laser năng lượng cao cho máy bay và pháo điện từ cho tàu chiến. Điều đó mang lại cho họ khả năng tấn công chính xác vượt trội so với phần còn lại của thế giới.

Vũ khí laser mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm. Ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, nếu làm theo đề xuất của CNAS, các lực lượng đặc nhiệm và máy bay không người lái của Mỹ sẽ chỉ giữ nguyên hiện trạng. Quân đội sẽ tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ các nước đồng minh, phương thức tác chiến nổi bật của Mỹ trong hai năm qua.

Xem thêm: Tàu chiến Mỹ ngoài khơi Yemen phóng tên lửa vì báo động giả

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây