Bí ẩn lớp sương mù "sát thủ" giết hại 12.000 người ở London

Thứ sáu - 18/11/2016 04:56

Bí ẩn lớp sương mù "sát thủ" giết hại 12.000 người ở London

Năm 1952, màn sương mù bí ẩn bao trùm toàn bộ thành phố London, Anh đã giết chết 12.000 người và nhiều loài động vật khác nhau. Đến nay, thảm họa này đang dần được lý giải.

Thảm họa kinh hoàng này xảy ra vào ngày 5/12/1952. Một màn sương mù bí ẩn đã bao trùm toàn bộ thành phố và trở thành cơn ác mộng với người dân London khi nó khiến 12.000 người thiệt mạng. 

Được biết vào lúc đó, các nạn nhân đều gặp phải triệu chứng khó thở và tử vong chỉ trong chốc lát. Nguồn gốc của lớp 'sương mù sát thủ' này vẫn là bí ẩn khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu suốt hàng chục năm qua. Và mới đây, các nhà nghiên cứu mới tìm ra lời giải dựa trên phản ứng hóa học.

 

'Sương mù sát thủ' ở London khiến 12.000 người thiệt mạng vào năm 1952

Trong một phân tích mới, các nhà khoa học xác định quá trình phản ứng hóa học giữa sương mù tự nhiên và việc đốt than đã tạo ra đám mây axit chết người. 

Cụ thể, các hạt axit sulfuric trộn lẫn với sương mù tự nhiên tạo thành kẻ giết người thầm lặng ở London thời điểm đó. 

Quay trở lại năm 1952, khi những lớp sương mù đầu tiên xuất hiện, người dân ở đây không mấy quan tâm. 

Trong vài ngày tiếp theo, sương mù trở nên dày đặc hơn, che khuất tầm nhìn, giao thông bị đình trệ và hàng nghìn người rơi vào tình trạng khó thở. Kết quả là 12.000 người đã thiệt mạng và hơn 15.000 người phải nhập viện.

 

Vào thời điểm đó, hàng ngàn người gặp vấn đề về hô hấp, giao thông bị đình trệ

"Mọi người biết rằng sulfate đóng vai trò lớn trong lớp sương mù. Acid sulfuric hình thành từ sulfur dioxide có trong than đốt và khí thải của nhà máy điện cùng nhiều phương tiện khác", giáo sư Renyi Zhang thuộc Đại học Texas cho hay.

Việc chuyển đổi từ sulfur dioxide sang Sulfate tạo thành các hạt có tính axit nguy hại cho sức khỏe con người.

 

Theo các nhà nghiên cứu, những lớp sương mù sát thủ này diễn ra phổ biến ở các nước phát triển, điển hình là Trung Quốc. Tuy nhiên, sương mù ở Trung Quốc mang tính trung lập hơn. 

Theo đó, ở Trung Quốc sulfur dioxide, nito dioxide chủ yếu được thải ra từ các nhà máy điện, xe ô tô, và amoniac đến từ việc sử dụng phân bón. Tuy không quá nguy hại nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nguồn tin: eva.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây