10 máy bay chế tạo khó khăn nhưng thành trụ cột của Mỹ

Thứ bảy - 10/09/2016 17:15

10 máy bay chế tạo khó khăn nhưng thành trụ cột của Mỹ

Trước F-35, các mẫu máy bay như F-16, F/A-18 hay phi cơ ném bom B-1 đều gặp nhiều khó khăn và bị chỉ trích khi chế tạo nhưng sau đó đều trở thành trụ cột của Không quân Mỹ.
F-4U Corsair. Những năm 1940, các phi công Mỹ "lạnh gáy" mỗi khi được giao nhiệm vụ bay thử nghiệm máy bay chiến đấu F-4U. Lỗi kỹ thuật và thiết kế buồng lái lùi về sau quá xa khiến việc hạ cánh trên tàu sân bay trở thành "cơn ác mộng" với phi công. Tuy nhiên, sau khi các vấn đề trên được khắc phục, F-4 trở thành một trong những máy bay đáng gờm nhất Thế chiến II. Tỷ lệ chiến thắng không chiến của phi cơ này lên tới 11 trên 1. Ảnh: Hải quân Mỹ
P-51 Mustang. Phiên bản đầu tiên của P-51 gặp trục trặc với động cơ khiến máy bay không thể hoạt động ở độ cao lớn dẫn đến thua thiệt trong chiến đấu. Tuy nhiên, sau khi thay thế động cơ mới, P-51 trở thành máy bay chiến đấu xuất sắc nhất Thế chiến II. P-51 góp phần quan trọng giúp phe Đồng minh đánh bại Đức quốc xã và phát xít Nhật. Ảnh: USAF
P-38 Lightning. Thiết kế khí động học bất thường của P-38, đặc biệt là đuôi máy bay "cồng kềnh" khiến nó gặp nhiều vấn đề kỹ thuật khi bay. Phần đuôi thường bị rung mạnh khi bổ nhào có thể khiến máy bay mất kiểm soát. Các kỹ sư đã khắc phục bằng cách bổ sung thêm cánh tà ở đuôi. Thật khó tin, P-38 sau đó lại trở thành máy bay chiến đấu thành công nhất trên mặt trận Thái Bình Dương, Thế chiến II. Ảnh: Lockheed Martin
 F-111 Aardvark. Quá trình phát triển ban đầu của F-111 không thật sự suôn sẻ. Máy bay gặp nhiều lỗi kỹ thuật. Thượng nghị sĩ William Proxmire từng gọi F-111 là "Chiếc Edsel biết bay" (mẫu ô tô tệ nhất lịch sử của tập đoàn Ford). Vượt qua các chỉ trích, F-111 trở thành chiến đấu cơ xuất sắc trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Ảnh: USAF
B-1B Lancer. Những năm 1980, phát triển và mua sắm máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 trở thành chủ đề gây tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Sau nhiều lần trì hoãn, B-1 đã được phát triển thành B-1B với vai trò máy bay ném bom thông thường. B-1B đang được nâng cấp để mang vũ khí tấn công mặt đất tầm xa có điều khiển. Ảnh: Không quân Mỹ
C-17 Globemaster. Những năm 1990, C-17 tưởng chừng như không thể vượt qua được chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) khi các thử nghiệm liên tiếp thất bại. Tập đoàn Boeing đã nỗ lực không ngừng nghỉ để khắc phục vấn đề kỹ thuật để chứng minh C-17 là máy bay vận tải quân sự tốt nhất. Khoảng 187 C-17 đang hoạt động tạo nên xương sống lực lượng không vận Mỹ. Ảnh: USAF
C-5 Galaxy. Quá trình phát triển C-5 gặp nhiều vấn đề kỹ thuật do kích thước và tải trọng "ngoại cỡ" của nó. Trong quá trình đưa vào sử dụng từ những năm 1970, người ta ghi nhận các vết nứt trên cánh buộc máy bay phải giới hạn tải trọng. Máy bay bị đình chỉ sản xuất vào năm 1973. Đến năm 1985, Mỹ tái khởi động chương trình C-5 với nhiều cải tiến. Hiện tại, C-5 là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ cũng như thế giới. Ảnh: USAF
V-22 Osprey. Máy bay có thiết kế lai giữa trực thăng và máy bay cánh cố định nhiều lần bị chỉ trích vì quá trình phát triển kéo dài, tốn kém chi phí. V-22 được phê duyệt vào năm 2005 sau khi vượt qua các rào cản về kỹ thuật. Hiện tại, máy bay này là trụ cột cho sức mạnh đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Wikipedia
F/A-18 Hornet. Những năm 1980, chương trình F/A-18 bị chỉ trích dữ dội do phạm vi hoạt động ngắn và tải trọng vũ khí ít hơn so với F-14 Tomcat. Tuy vậy, F/A-18 và phiên bản nâng cấp F/A-18 Super Hornet đã nhanh chóng chứng minh nó là tiêm kích trên hạm xuất sắc nhất thế giới. Hiện tại, chiến đấu cơ này là xương sống của hạm đội tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ
F-16 Fighting Falcon. Ban đầu các chỉ huy Không quân Mỹ hoài nghi khả năng hoạt động của tiêm kích một động cơ F-16. Nhưng trong quá trình cạnh tranh với mẫu YF-17, YF-16 đã chiến thắng thuyết phục. F-16 là tiêm kích thành công nhất của Mỹ cũng như khối NATO. Hiện tại, nó vẫn là một trong những trụ cột của Không quân Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Không quân Mỹ

5 lý do F-35 định hình không chiến tương lai

Tính năng tàng hình ưu việt, hệ thống bảo trì tự động hay khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực là những cách mà F-35 đang định hình tác chiến tương lai.











Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây