Ngân hàng phát hành trăm triệu thẻ ATM chỉ để... thu phí rút tiền

Thứ ba - 22/11/2016 20:18

Ngân hàng phát hành trăm triệu thẻ ATM chỉ để... thu phí rút tiền

Ngân hàng đã phát hành gần 100 triệu thẻ (năm 2015) nhưng thực tế, số lượng thẻ hoạt động chỉ gần 70 triệu thẻ, có tài khoản cá nhân có tới 4-5 thẻ. Doanh thu thanh toán thẻ chủ yếu vẫn là rút tiền từ các cây ATM, chiếm 85%...

Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân tại các nước phát triển. Nó được xem là một trong những vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy minh bạch hóa các hoạt động kinh tế tài chính , là một trong những giải pháp thúc đẩy phòng chống tham nhũng. Như Bỉ, Pháp và Canada có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt lên đến trên 90% tổng khối lượng thanh toán trong tiêu dùng, với các mức: Canada 90%; Pháp 92%; Bỉ 93%. Pháp và Bỉ còn đưa ra quy định chỉ cho phép tối đa là 3.000 EUR cho giao dịch không dùng tiền mặt.

Người dân vẫn có thói quen chi tiêu tiền mặt 

Đánh giá về thị trường thanh toán thẻ và tiền điện tử ở Việt Nam, TS. Lê Huy Khôi, Viện nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng. Việc phát triển thẻ tín dụng những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi thẻ được phát hành.

Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù số lượng thẻ đã tăng khoảng trên 30 lần từ năm 2010 đến 2015 (31 triệu thẻ năm 2010 tăng lên đạt khoảng gần 100 triệu thẻ năm 2015), tuy nhiên, số lượng thẻ hoạt động thực tế chỉ vào khoảng gần 70 triệu thẻ. Khoảng cách thị trường là rất lớn khi chỉ có khoảng trên 20 triệu người có Tài khoản ngân hàng (chỉ chiếm khoảng trên 20% dân số Việt Nam), tương đương khoảng 30% số người trưởng thành của Việt Nam có tài khoản ngân hàng - mức này thấp hơn rất nhiều so với bình quân thế giới là 62%. Như vậy, có thể thấy vấn đề hạn chế là mỗi một tài khoản cá nhân có tới 4 - 5 thẻ.

Bên cạnh đó, chi phí phát hành thẻ ở Việt Nam quá cao. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì chi phí bình quân phát hành 01 thẻ vào khoảng 5 USD, (Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế thì con số này là vào khoảng gần 10 USD) trong khi đó chi phí phát hành thẻ bình quân trên thế giới khoảng 1 USD/01 thẻ.

Tỷ lệ thẻ nội địa chiếm hơn 91% trong cơ cấu các loại thẻ. Điều này chứng tỏ, khoảng thời gian qua, các ngân hàng chỉ chạy theo số lượng thẻ nội địa.

Doanh thu thanh toán thẻ chủ yếu vẫn là rút tiền từ các cây ATM, chiếm 85%, chỉ có 15% là doanh thu từ giao dịch thanh toán và các giao dịch phát sinh từ các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Đây là một nghịch lý, bởi phát hành thẻ phải song hành phát triển hạ tầng thanh toán rộng khắp, chứ không phải là cuộc đua gia tăng thị phần thẻ và thực hiện mục đích rút tiền mặt.

Theo TS. Lê Huy Khôi cho biết,  tỷ lệ thẻ hoạt động của các ngân hàng chỉ rơi vào khoảng từ 60 - 70%, tùy từng ngân hàng và từng loại thẻ. Mặt khác, việc phát hành “ồ ạt” thẻ tín dụng của các ngân hàng trong thời gian vừa qua cũng tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng cao khi mà các điều kiện đảm bảo an toàn đã bị nới lỏng quá mức.

Mặt khác, tổng mức dư nợ cho vay qua thẻ mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Ngoài ra, sử dụng thanh toán qua thẻ ở các đối tượng là doanh nghiệp còn hạn chế.

Ngoài nguyên nhân thói quen dùng tiền mặt của người dân thì chi phí sử dụng thẻ tín dụng của chủ thẻ là rất lớn; cơ sở hạ tầng phân bố chưa đồng đều…là những yếu tố khiến việc thanh toán thẻ còn hạn chế.

Do đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử được thực hiện qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hóa, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu,... là các rủi ro ngày một lớn. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Singapore cho thấy, an toàn thanh toán và bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng khiến cho người dân và doanh nghiệp tin dùng và trở nên ưa thích các phương thức thanh toán thẻ và ví điện tử.

Đặc biệt là trong năm 2015, tại Việt Nam, nhiều vụ liên quan đến mất tiền trong thẻ ngân hàng đang được báo chí phản ánh, đây là một lo ngại đối với vấn đề an ninh, bảo mật thanh toán. 

Như vậy, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và sự hạn chế về hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử, mức độ an toàn trong thanh toán điện tử đang là những rào cản lớn nhất (gần đây, liên tiếp các vụ chủ thẻ, chủ tài khoản bị mất tiền càng làm cho người sử dụng lo lắng khi thanh toán hàng hóa qua mạng). Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng, nhưng chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng.

Để khuyến khích người dân dùng thẻ và các phương thức thanh toán không dùng bằng tiền mặt, thời gian tới, các ngân hàng thương mại cần đưa ra một chính sách phí hợp lý; tiếp tục đẩy mạnh số lượng POS phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày của người dân...

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây