Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2017: Cơ hội bình đẳng cho mọi người vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm nay 26/10 ghi nhận trên 2/3 trong số 25 nền kinh tế trong khu vực đã thực hiện tổng cộng 45 cuộc cải cách trong năm vừa qua nhằm cải thiện môi trường kinh doanh so với 28 cải cách được thực hiện trong năm trước đó.
Môi trường kinh doanh Việt Nam đã tăng 8 bậc theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
4 nền kinh tế khu vực lọt vào nhóm 10 nền kinh tế đứng đầu thế giới trong bảng xếp hạng của báo cáo. Đó là New Zealand (số 1), Sing-ga-po (số 2), Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc (số 4) và Hàn Quốc (số 5).
Nhiều nền kinh tế khu vực đã thực hiện từ 3 cải cách trở lên trong năm qua, trong đó có Việt Nam và Thái Lan (mỗi nước 3 cải cách) , In-đô-nê-xi-a(7), Brunei Darussalam (6), Vanuatu (4), và Sing-ga-po.
Các nền kinh tế xếp hạng thấp nhất trong khu vực là Myanmar (số 170) vàTimor-Leste (số 175).
Các nền kinh tế lớn khác được xếp hạng đáng chú ý: Trung Quốc (số 78), Nhật Bản (số 34), In-đô-nê-xi-a (số 91), Ma-lai-xi-a(số 23), Phi-lip-pin (số 99), Thái Lan (số 46) và Việt Nam (số 82).
Năm 2015, WB xếp Việt Nam đứng thứ vị trí 90 trong số 189 nền kinh tế được đánh giá.
Như vậy, năm nay Việt Nam đã tăng 8 bậc so với năm ngoái.
Các nền kinh tế trong khu vực thực hiện tốt nhất các tiêu chí Tiếp cận tín dụng (hạng trung bình là 77), Giải quyết thủ tục xây dựng (79) và Cấp điện (82). Ví dụ, thời gian trung bình một doanh nghiệp phải bỏ ra để xin được cấp điện tại các nước trong khu vực là 73 ngày trong khi mức trung bình toàn cầu là 93 ngày.
Các lĩnh vực thực hiện dưới trung bình gồm: Thành lập doanh nghiệp (hạng trung bình là 106), Thương mại qua biên giới (103) và Thực thi hợp đồng (102).
Gần ¼ số cuộc cải cách cảu các nền kinh tế thực hiện trong năm qua thuộc lĩnh vực tiếp cận tín dụng.
Báo cáo năm nay bao gồm 190 nền kinh tế, đưa thêm Somalia vào báo cáo.
Lần đầu tiên, báo cáo Môi trường Kinh doanh 2017 đưa thêm khía cạnh giới vào trong 3 tiêu chí: Thành lập doanh nghiệp, Đăng ký tài sản và Thực thi hợp đồng.
Tiêu chí Nộp thuế đã mở rộng và bao gồm cả các quy trình sau khai báo thuế, ví dụ kiểm toán thuế và hoàn thuế VAT. Nhiều nền kinh tế khu vực thực hiện tốt trong các lĩnh vực này, nhưng vẫn còn một số ngoại lệ. Ví dụ, thời gian thực hiện thủ tục thuế tại Thái Lan và Timor-Lestevẫn còn cao, và thời gian thực hiện thủ tục hoàn thuế VAT tại Tonga và Fiji cũng vẫn còn cao.
Báo cáo cũng có một phụ lục về bộ tiêu chí thí điểm về quy định mua sắm công. Quy trình mua sắm “bán hàng cho chính phủ” được nghiên cứu tại 78 nền kinh tế nhưng không được đưa vào kết quả xếp hạng chung. Bộ tiêu chí này xét 5 lĩnh vực chính: tiếp cận và minh bạch, bảo đảm đấu thầu, chậm thanh toán, ưu đãi doanh nghiệp nhỏ và vừa, và cơ chế khiếu nại.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn