25 doanh nghiệp Nhà nước có số nợ phải trả lớn gấp 3 lần vốn sở hữu

Thứ ba - 06/12/2016 20:15

25 doanh nghiệp Nhà nước có số nợ phải trả lớn gấp 3 lần vốn sở hữu

Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần. Tuy nhiên có đến 25 đơn vị có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó cá biệt có đơn vị tỷ lệ nợ phải trả gấp 32,84 lần.

Chiều 6/12, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016- 2020. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hội nghị này cần thảo luận và trả lời cho được vì sao thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa còn thấp? Giải pháp nào để thoái vốn và cổ phần hóa tốt nhất trong thời gian tới tốt nhất (bảo đảm lợi ích nhà nước, doanh nghiệp, lợi ích xã hội...)

Thủ tướng yêu cầu xác định rõ doanh nghiệp nào Nhà nước cần thoái vốn và doanh nghiệp nào không cần nắm cổ phần chi phối? Cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành có còn phù hợp không? 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc về sắp xếp, đổi mới DNNN.

Những vấn đề nào mới đặt ra trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn (chọn nhà đầu tư chiến lược, chọn nhà tư vấn, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình cổ phần hóa ...)?

Xử lý vấn đề đất đai trong quá trình cổ phần hóa? Việc sắp xếp lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp? Thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp? Vấn đề tổ chức Đảng trong doanh nghiệp cổ phần hóa...

“Những vấn đề nào mới đặt ra khi CPH DNNN có quy mô lớn, ví dụ lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, chất lượng, trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng chí Tổng kiểm toán điện thoại nói với tôi có doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp, khi kiểm toán toán xác định lại chênh lệch nhau 10 nghìn tỷ”, Thủ tướng nói.

Báo cáo tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2001- 2015 do Phó Chủ nhiệm VPCP Lê Mạnh Hà trình bày nhấn mạnh, sau 15 năm sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 3 khóa 9, DNNN đã giảm mạnh từ con số 6.000 xuống còn 718 DNNN. Nếu như trước, DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, dù đã giảm mạnh về số lượng nhưng DNNN và DN do Nhà nước giữ cổ phần chi phối, đặc biệt là tập đoàn kinh tế , tổng công ty nhà nước vẫn còn ở không ít ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, làm cho DNNN chưa tập trung tối đa vào những lĩnh vực cần thiết. 

Tỷ lệ vốn nhà nước được bán ra khi CPH và sau khi thoái vốn còn thấp, làm hạn chế đáng kể đến kết quả thực hiện các mục tiêu sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đã đề ra.

Một số DNNN tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần. 

Tuy nhiên có 25 đơn vị có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó cá biệt như Tổng công ty phát thanh truyền hình thông tin nợ gấp 32,84 lần; Tổng công ty Xăng dầu quân đội là 17,13 lần; Tổng công ty 36 là 15,41 lần; Tổng công ty Thái Sơn 9,94 lần; Tổng công ty lắp máy Việt Nam 8,89% lần…

Bên cạnh đó, còn tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực trong khai thác, chế biến, xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, trong đầu tư xây dựng cơ bản. Một số vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây hậu quả kinh tế lớn, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây