Theo TS Kính, với các trường hợp sốt vi rút, sốt xuất huyết, do sốt cao nên các bà bầu thường sẽ đi khám. Trong khi đó, những dấu hiệu “sốt hâm hấp” (chỉ khoảng 37,5 độ C) và các biểu hiện nổi ban, người mỏi, nhức…lại ít được chú ý nhưng là những dấu hiệu đặc trưng của nhiễm vi rút zika, rubella.
Bởi mặc dù chỉ dưới 10% thai phụ nhiễm zika bị hội chứng đầu nhỏ, chỉ phát hiện bằng siêu âm ở 3 tháng cuối thai kỳ nhưng khi bị nhiễm vi rút này trong 3 tháng đầu, tế bào mầm thần kinh ở thai nhi có thể bị teo khiến não không phát triển đầy đủ, gây hội chứng đầu nhỏ. Và vì tế bào thần kinh “mầm” cũng như một mầm cây, khi bị Zika “ăn” thì sẽ không còn để phát triển não bộ”, TS Kính nói.
TS Kính cũng cho biết, có khoảng 30 tác nhân khác có khả năng gây ra dị tật nguy hiểm đầu nhỏ như rubella; ký sinh trùng Toxoplasmas nhiễm qua thức ăn chưa nấu chín; vi khuẩn Campylobacter Pylory, vi khuẩn gây bệnh giang mai; yếu tố di truyền; bà mẹ tiếp xúc với các kim loại nặng (asen, thủy ngân); bà mẹ nghiện rượu, hút thuốc, bà mẹ bị ảnh hưởng của tia xạ; huyết học; chấn thương trong thời gian mang thai; bất thường về di truyền (như hội chứng down) và suy dinh dưỡng nghiêm trọng trong thời kỳ bào thai … nhưng vi rút Zika đứng đầu trong số các tác nhân vi sinh gây tật đầu nhỏ.
Do đó, “Khi thai phụ vào viện khám, nếu sốt nhẹ, kèm phát ban và chỉ số CPR (chỉ số viêm do vi khuẩn) dưới 10 thì chúng tôi sẽ chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc nhiễm vi rút để đánh giá nguy cơ ảnh hưởng cho thai nhi”, TS Kính nói.
“Tuy nhiên, bác sĩ sẽ phải xem xét cẩn trọng trước khi chỉ định xét nghiệm bởi chi phí tốn kém (khoảng 1,5 triệu/xét nghiệm).
Tôi cũng khuyến cáo các bà bầu đi siêu âm, khám thai theo đúng chỉ định của bác sĩ sản trong suốt thai kỳ để kịp thời phát hiện các nguy cơ”, TS Kính khẳng định.
Hồng Hải
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn