Ảnh minh họa
Không ngờ ung thư gõ cửa
Ông Nguyễn Văn Nh, 51 tuổi, trú tại Nghệ An đang điều trị hóa chất tại Bệnh viện K2 cơ sở Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Ông nói giọng lạc đi sau khi phải cắt 2/3 lưỡi.
Vợ ông Nh. cho biết ông bị ung thư lưỡi, phát hiện hồi tháng tư vừa qua. Từ tết, ông Nh. đã bị một vết loét ở lưỡi. Vết loét ban đầu nhỏ như hạt đậu xanh, không đau, không có cảm giác gì. Chỉ đến mấy tháng sau đó, vết loét to, cảm giác gờ gờ ở miệng, ông Nh. mới vào bệnh viện khám.
Tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An bác sĩ chẩn đoán K lưỡi. Sau đó, ông Nh. xin ra Hà Nội điều trị. Ông đã phải cắt bỏ lưỡi và điều trị hóa chất.
Tại Bệnh viện K, sau khi nghe bác sĩ tư vấn, ông Nh. mới biết, thủ phạm gây ung thư lưỡi chính là khói thuốc lá.
Ông Nh. nghiện thuốc lá từ năm 17 tuổi. Cho đến bây giờ, ngày nào ông cũng phải hút nửa bao thuốc. Dù nghe báo đài nói thuốc lá gây ung thư phổi nhưng ông chẳng để ý vì đã nghiện. Chỉ đến khi mắc ung thư lưỡi, ông mới giật mình là lưỡi có thể bị ung thư.
Ông Nguyễn Văn T. 43 tuổi, quê Nam Định đang điều trị ung thư khoang miệng. Cả khoang miệng đầy các ổ sùi loét. Bác sĩ đã điều trị hóa chất cho ông.
Ông T cũng chỉ là 1 trong hàng trăm bệnh nhân bị ung thư đang điều trị tại đây với đủ các bệnh ung thư. Phần lớn trong số họ đều hút thuốc lá nhiều năm.
Những bệnh ung thư từ thuốc lá
Khói thuốc chứa 7.000 hóa chất, trong đó có khoảng 69 chất gây ung thư. Các hóa chất này khi vào cơ thể, tác động lên tế bào gây viêm mãn tính, biến đổi tế bào dẫn đến loạn sản rồi ác tính hóa. Nicotin trong khói thuốc lá là chất được các cơ quan kiểm soát Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ - FDA xếp vào nhóm có tính dược lý gây nghiện tương tự như Heroin và Cocain.
Bệnh nhân và người nhà tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp
Với các thành phần độc tính trong khói thuốc, khói thuốc lá đã được khoa học chứng minh là một trong những nguyên nhân gây ra hơn 25 căn bệnh khác nhau như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da và các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bệnh về hô hấp.
Sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm. Tính chung trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Theo ước tính ở Hoa Kỳ, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong thế kỷ 20, thế giới đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Mỗi năm, thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng lên hơn 8 triệu người vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không thực hiện thì trong thế kỷ này, thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.
Tại Việt Nam trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới. Gần 11% số ca tử vong ở nam giới do các bệnh liên quan đến khói thuốc.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp trong phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030.
Khói thuốc lá cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh ở những người không hút thuốc lá thường xuyên hít phải khói thuốc. Những người này là vợ, con của người hút thuốc lá và những người làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc lá.
Theo tổ chức lao động quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc.
Các bác sĩ chỉ ra rằng khói thuốc lá có thể gây ra những cái chết ngay tức khắc với trẻ sơ sinh như vỡ ối sớm, đẻ...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn