Ảnh minh họa/Nguồn internet
Chị Nguyễn Thị Hiền – Hà Đông, Hà Nội vẫn run khi nhớ lại câu chuyện năm ngoái của con trai 2 tuổi.
Chị Hiền kể, cả gia đình đang trên xe ô tô về quê ngoại ở Ninh Bình vào mùng 2 Tết. Trên đường đi, bé vừa trên xe vừa nô đùa và lại ăn kẹo. Do quá trình nô đùa và cười nhiều nên viên kẹo bé ngậm được 1 lúc trơn và hóc xuống cổ họng khiến bé ho sặc sụa kèm theo mắt trợn lên, có dấu hiệu tím tái.
Vì vừa xem clip sơ cứu trẻ hóc dị vật trên mạng, chị Hiền nhanh chóng cho con nằm úp lưng ra và chị vỗ lưng cho bé. Dù lúc đó, chị Hiền rất lo lắng nhưng chị cố nhớ lại những thông tin trước đó tình cờ chị đã xem và thật may mắn sau 20 giây sơ cứu thì viên kẹo rơi ra ngoài.
Bé không còn ho nữa, chỉ còn hai hàng nước mắt vì sợ. Còn chị và chồng mặt cũng tái nhợt đi vì lo lắng. Chị Hiền kể nếu mình không nhanh ý thì không biết điều gì sẽ xảy ra với bé nữa. Đến giờ, mỗi lần nghĩ lại chị lại sợ nhưng cũng tự an ủi mình đã xem qua cách sơ cứu để cứu con.
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bình thường trẻ có nguy cơ hóc dị vật từ rất nhiều thứ.
Tuy nhiên, trẻ hay hóc nhất là do uống thuốc, viên cũng có thể mắc rồi các loại hạt như hạt na, hướng dương, bí, thạch…
Biểu hiện mà cha mẹ cần quan sát đó là khi trẻ đang ăn ho sặc sụa, tím tái, cha mẹ ngay lập tức cho bé nằm sấp trên một tay.
Nếu trẻ nặng cân thì ngồi trên chân, đặt sấp, đầu chúc xuống nhưng cổ thẳng, vỗ vào giữa hõm lưng 5 cái, để kích trẻ ho, nếu ho mạnh bật dị vật ra. Nếu không được quay trẻ lại lấy tay moi dị vật ra.
Nếu trẻ lớn hẳn, cho trẻ đấu lưng vào bụng đặt hai tay ôm chặt xương ức trẻ xốc lên.
Tuyệt đối không vuốt ngực trẻ, thức ăn dễ vào phổi của trẻ, gây khó khăn cho công tác cấp cứu sau này.
Để đề phòng, mùa Tết, phụ huynh không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của trẻ; Không để vương vãi trên sàn nhà hạt dưa hấu, hạt mãng cầu, vỏ hạt dưa, vỏ hạt bí, trẻ có thể nhặt cho vào miệng; Không cho trẻ nhỏ ăn dưa hấu chưa lấy hết hạt ra hoặc các loại hạt dưa, hạt bí, đậu phộng.
Tránh ép trẻ ăn uống khi đang khóc. Không cho bé ngậm thức ăn trong miệng và đùa giỡn. Nếu nhìn thấy bé cho những thức ăn này vào miệng cũng không vội la hét làm trẻ khóc thét dễ bị sặc.
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, Khoa hồi sức chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn nhũ nhi (6-24 tháng) là giai đoạn trẻ đang tập bò, tập đi và tập nhai nên rất thích tìm và cho đồ vật vào miệng. Bất cứ vật dụng xung quanh như đồ chơi, đồ dùng gia đình với kích thước nhỏ đều có thể trở thành mối nguy hiểm đối với trẻ. Dưới đây là clip hướng dẫn cách sơ cứu của bác sĩ Toàn.
Bỏng là tai nạn rất dễ gặp khi chỉ cần một sơ suất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng lửa, bỏng hơi,...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn