1. Tiêu chảy
Các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin và metronidazole có thể gây tiêu chảy với các triệu chứng như phân lỏng, có mùi hôi. Khi dùng kháng sinh, việc bị tiêu chảy có thể xảy ra do loại thuốc này ức chế, tiêu diệt vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh gây nên tiêu chảy. Vì vậy, kháng sinh được ví như "con dao hai lưỡi", chúng hữu ích trong chữa bệnh nhưng tác động không tốt lên các cơ quan nhất là gan và thận.
2. Viêm dạ dày
Thuốc kháng sinh để chữa bệnh có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày dẫn tới viêm dạ dày. Nguyên nhân do loại thuốc này không phân biệt được vi khuẩn có lợi và có hại, cho nên tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi hỗ trợ đường ruột. Uống kháng sinh lúc đói bụng cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày và có thể đến say thuốc, mệt mỏi...
3. Dị ứng da
Thuốc kháng sinh sulpha tetracycline có thể dẫn đến dị ứng và gây ngứa trên da sau khi uống. Thậm chí, có trường hợp hiếm gặp Stevens-Johnson do kháng sinh. Đây là hội chứng có các dấu hiệu tổn thương ở da, niêm mạc xảy ra cấp tính với tình trạng hoại tử lan rộng, bóc tách lớp thượng bì.
4. Nấm âm đạo
Khi nhắc đến điều này, nhiều người đặc biệt là chị em không tin. Tuy nhiên, đây là sự thật, do tác dụng phụ của kháng sinh. Một số loại thuốc như tetracycline và clindamycin kích thích sự phát triển của nấm, do âm đạo bị giảm độ pH, mất tính axit.
5. Viêm niêm mạc miệng
Khi dùng kháng sinh, bất cứ ai cũng phải đối diện với tác dụng phụ bị viêm niêm mạc gây loét và lở miệng. Một số người khi có dấu hiệu đau họng, viêm họng sẽ đi mua thuốc mà không khám bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả các lợi khuẩn gây mất cân bằng khiến nấm miệng, vi khuẩn ở niêm mạc miệng phát triển.
6. Ảnh hưởng thận
Một số loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosides không an toàn đối với thận, có thể dẫn đến rối loạn chức năng của cơ quan này. Vì vậy, nếu bạn là người mắc bệnh thận nên tránh dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng hơn trước khi sử dụng kháng sinh.
Corticoid là thành phần có mặt ở hàng trăm loại thuốc khác nhau, từ thuốc bổ đến thuốc kháng viêm.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn