Sai lầm cần tránh để buổi sáng không uể oải, thiếu sức sống

Thứ ba - 12/09/2017 02:45

Sai lầm cần tránh để buổi sáng không uể oải, thiếu sức sống

Chúng ta thường đổ lỗi cho căng thẳng và áp lực công việc là nguyên nhân gây uể oải dù đã trải qua một đêm ngủ dài. Tuy nhiên, đôi khi nguyên nhân thật sự lại hoàn toàn bất ngờ.

Dưới đây là 8 sai lầm bạn nên tránh để có giấc ngủ ngon và tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau.

1. Tắm nước nóng hoặc tắm ngay trước khi đi ngủ

Việc ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bạn thư giãn và có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon nhưng nhớ rằng không phải ngay trước khi đi ngủ. Lý do bởi nhiệt độ cơ thể giảm là một trong những dấu hiệu cho thấy đó là lúc bạn cần đi ngủ và việc tắm nước nóng hay tắm lúc này sẽ làm gián đoạn tín hiệu này. Để ngăn ngừa điều này, hãy tắm cách giờ đi ngủ khoảng 1,5 đến 2 tiếng.

2. Phòng ngủ lộn xộn

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phòng ngủ quá bừa bộn là một lời nhắc nhở về những công việc mà bạn không hoàn thành trong ngày. Ngược lại, một căn phòng gọn gàng và một chiếc giường ngủ sạch sẽ tinh tươm sẽ khuyến khích bạn đi ngủ sớm hơn. Vì vậy để có một giấc ngủ ngon, hãy thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng .

3. Ăn quá nhiều tinh bột và đồ ngọt trước khi ngủ

Ăn trước khi đi ngủ không chỉ có hại cho cơ thể mà còn cho giấc ngủ của bạn. Điều này đặc biệt đúng với thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, làm tăng mức cortisol trong cơ thể. Quá trình này kéo dài trong 5 giờ, vì vậy bạn nên loại bỏ pizza, bánh ngọt và khoai tây 5 tiếng trước khi đi ngủ và thay thế bằng thực phẩm nhẹ hơn như sữa chua hoặc thịt ít béo.

4. Để ánh sáng trong phòng ngủ

Nếu mắt bạn bắt gặp bất kỳ ánh sáng nào, cơ thể sẽ ức chế sự sản xuất hormone gây ngủ melatonin, điều này có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Hiệu ứng này áp dụng cho cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo chẳng hạn như đèn trên nút bấm điều khiển tivi hoặc ánh sáng của điện thoại di động. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên tắt hoàn toàn các thiết bị công nghệ trong phòng ngủ.

5. Không có kế hoạch rõ ràng

Cuộc sống của chúng ta thường tuân thủ theo nhịp sinh học (hay còn gọi là đồng hồ sinh học), chu kỳ thay đổi liên tục giữa việc thiếu ngủ và tỉnh táo. Việc đi ngủ vào các thời điểm khác nhau mỗi đêm thường phá vỡ chu kỳ này và có thể dẫn đến triệu chứng buồn ngủ, mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Hãy hình thành thói quen đi ngủ vào đúng một giờ mỗi ngày.

6. Báo thức nhiều lần

Thêm 15 phút ngủ cố không hề mang lại lợi ích gì mà còn khiến bạn có thể rơi vào giai đoạn ngủ sâu và cảm thấy mệt mỏi hơn khi thức giấc. Tốt nhất nên đặt đồng hồ báo thức đúng thời điểm mà bạn cần phải thức dậy, nó cũng sẽ giúp rèn luyện tinh thần của bạn.

7. Ngủ nướng vào cuối tuần

Nếu bạn thường chỉ ngủ 5-6 tiếng vào các ngày trong tuần, trong khi thời gian ngủ vào cuối tuần dài gấp đôi, thì lại một lần nữa bạn đã phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Ngoài những rối loạn về giấc ngủ, nó còn đem lại nhiều nguy cơ phát triển bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Để tránh điều này, hãy cố gắng thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày trong tuần, không làm thay đổi thời gian thức dậy hàng ngày nhiều hơn một giờ.

8. Bỏ bữa sáng

Bữa sáng giúp khởi động đồng hồ sinh học đếm ngược thời gian cho đến giai đoạn nghỉ ngơi tiếp theo. Nếu khoảng thời gian giữa việc ăn và thức dậy cách nhau quá xa thì cơ thể của bạn có thể tăng mức hormone căng thẳng.

17 thói quen tệ hại gây béo phì, ung thư và hàng tá bệnh nguy hiểm

Bạn đang lo lắng về vấn đề cân nặng và sức khỏe của mình? Hãy kiểm tra xem mình có mắc 1 hoặc nhiều những thói quen...

Bấm xem >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây