Ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Theo dailystar, trung bình người Anh ăn khoảng 8,1g muối (3,2g Na) mỗi ngày, cao hơn nhiều so với mức quy định là 6g/một ngày hoặc một muỗng cà phê.
Tổng lượng muối nhập vào cơ thể từ thực phẩm ăn vào như: cá ướp muối, dưa cà muối, các loại mắm, đồ hộp, chả lụa, xúc xích, món canh, xào, kho mặn, mắm muối chấm trên bàn ăn, nước uống có muối… Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng muối vào các bữa ăn hằng ngày có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Được biết, nếu dùng quá nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng lên. Huyết áp cao có thể nguy hại cho tim; ảnh hưởng đến động mạch, thận và não. Đồng thời, nếu duy trì huyết áp cao quá lâu có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, bệnh thận và thậm chí có khả năng làm giảm trí nhớ.
Theo một nghiên cứu mới của Nhật Bản, ăn nhiều muối có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Việc tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp, đây là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Natri có trong muối là rất quan trọng đối với cơ thể trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Đồng thời, giúp tế bào của cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết, cơ bắp khỏe mạnh và động thần kinh tốt.
Chuyên gia dinh dưỡng DW Fitness Carly Yue cho biết: “Muối đóng vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta, giúp điều chỉnh sự co cơ, chức năng thần kinh và lượng máu. Đồng thời, điều chỉnh cân bằng thể dịch trong cơ thể. Nồng độ natri thấp có thể gây mất nước, co thắt cơ hoặc thậm chí là suy nhược cơ.”
Ông Carly Yue cho biết thêm, nếu một vận động viên đang đổ mồ hôi nhiều và mất rất nhiều natri. Khi đó, có thể giữ nồng độ natri bằng cách kết hợp các loại thức ăn mặn hoặc đồ ăn nhẹ và đồ uống giàu chất điện phân.
Dưới đây là lời khuyên hàng đầu của Carly về việc giảm lượng muối ăn vào các bữa ăn:
1. Hạn chế dùng nước sốt, đặc biệt là nước tương, vì chúng thường có hàm lượng muối rất cao.
2. Hạn chế dùng đồ ăn nhẹ chứa nhiều muối như khoai tây chiên, thay vào đó, dùng thức ăn có hàm lượng muối thấp như trái cây khô, rau sấy và các loại hạt không chứa chất béo.
3. Ăn ít thịt xông khói, phô mát, dưa chua, cá hun khói và các thức ăn làm sẵn, vì chúng chứa hàm lượng natri cao.
4. Thay vì cho nhiều muối vào thức ăn có thể sử dụng thảo mộc và gia vị khác thay thế.
5. Bỏ thói quen cho thêm muối vào bàn ăn.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn