Theo nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, hơn 2 tỷ người, tương đương với gần một phần ba dân số thế giới đang thừa cân, béo phì do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, chế độ ăn không hợp lý và ít hoạt động thể chất.
Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 195 quốc gia trong khoảng từ năm 1980 đến năm 2015 để tìm hiểu xu hướng của tình trạng thừa cân và béo phì.
Dữ liệu cho thấy số người bị béo phì đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980 tại 73 quốc gia và tiếp tục tăng ở hầu hết các quốc gia còn lại.
Mức béo phì ở phụ nữ cao hơn so với nam giới ở mọi lứa tuổi.
Trong số 195 nước và vùng lãnh thổ được đưa vào nghiên cứu, Mỹ có tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên béo phì lớn nhất với 13%, trong khi Ai Cập dẫn đầu về tình trạng béo phì ở người trưởng thành với gần 35%.
Về số lượng, do có dân số đông nên Trung Quốc và Ấn Độ có số trẻ em bị béo phì cao nhất, lần lượt là 15,3 triệu và 14,4 triệu trẻ.
Ngày càng nhiều người phải gánh chịu các vấn đề sức khỏe liên quan đến thừa cân. Tiến sĩ Christopher Murray, Giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington, người dẫn đầu nghiên cứu cho hay: "Những người thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và các tình trạng đe dọa tính mạng khác”.
Ông Ashkan Afshin, cho biết: "Trong 10 năm tới, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc để giám sát và đánh giá sự tiến bộ của các quốc gia trong việc kiểm soát tình trạng thừa cân và béo phì".
Ông cho biết thêm, nhóm của ông sẽ chia sẻ dữ liệu với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác nhằm xây dựng chiến lược giải quyết hiệu quả vấn đề này.
Ông nói: "Chúng ta cần kiểm soát các hậu quả của chứng béo phì trên toàn cầu và giúp những người béo phì giảm cân”.
Arya Permana, 11 tuổi, sống tại Karawang, phía Tây Java, Indonesia, đã trải qua phẫu thuật để cứu mạng sống của mình sau khi...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn