Trẻ ốm vì sức đề kháng giảm
Trong những ngày nắng nóng đặc biệt gần đây, ghi nhận tại các bệnh viện như Bệnh viện Nhi TƯ, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh-pôn cho thấy số lượng bệnh nhi đến khám các bệnh về đường hô hấp, chân tay miệng, tiêu chảy, sốt vi rút… gia tăng hơn hẳn.
Theo PGS.TS Nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng (BV Bạch Mai), thời tiết nóng bức khiến sức đề kháng của trẻ nhỏ bị giảm sút. Đây là nguyên nhân khiến số lượng trẻ nhập viện trong những ngày vừa qua tăng cao. Khi sức để kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công.
Không chỉ các bệnh thông thường như cảm sốt, ho, sổ mũi, nhiễm khuẩn ngoài da, mụn nhọt … trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh dịch mùa hè như tay chân miệng, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết…
Bên cạnh đó cách chăm sóc sai lầm của cha mẹ cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh trong thời tiết nắng nóng như hiện nay. Chẳng hạn, khi trẻ bị sốt virut, nhiều cha mẹ chủ quan, cho rằng sốt virus có thể tự khỏi vẫn cho trẻ đi du lịch, chơi thể thao…khiến trẻ suy nhược cơ thể, tạo điều kiện cho virus xâm nhập nhanh dễ dẫn đến biến chứng.
Ngược lại, không ít cha mẹ quá lo lắng lại mua nhiều loại thuốc, trong đó có cả kháng sinh để con uống. Song kháng sinh lại không có tác dụng khi trẻ bị sốt virus, thậm chí làm cơ thể yếu hơn và dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.
Trẻ sức đề kháng yếu là nguyên nhân dễ mắc bệnh ngày nắng nóng. Ảnh minh họa
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy có thông tin dịch bệnh hay thời tiết nắng nóng kéo dài thường nhốt con trong nhà ngồi điều hòa 24/24, không cho vận động ở môi trường bên ngoài. Trẻ không được vui chơi, chạy nhảy vô hình trung làm sức đề kháng giảm, khiến trẻ không thích nghi với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Trẻ nhỏ cũng cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D để phát triển. Ngày hè các gia đình có thể cho trẻ tắm nắng sáng sớm khi mặt trời mới lên.
PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, chế độ ăn thiếu vi chất dinh dưỡng cũng dễ làm sức đề kháng của trẻ suy yếu. Đây là tình trạng nhiều trẻ mắc phải do trẻ kém ăn, lười ăn, chế độ ăn không đa dạng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc do chế biến…
Nhiều cha mẹ chuẩn bị bữa ăn cho trẻ dựa theo cảm quan mà chưa chú ý đến sự cần bằng dinh dưỡng dẫn đến việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng để phát triển sức đề kháng.
Cùng với đó, việc bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ như kẽm, sắt, I ốt, vitamin… chưa được các mẹ chú ý. Từ đó trẻ mắc bệnh và hay ốm lặp lại gần như hàng tháng, ảnh hưởng rất nhiều phát triển chiều cao, trí tuệ của trẻ.
Chăm sóc trẻ mùa nóng
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, sức đề kháng yếu là một nguyên nhân lớn khiến trẻ dễ mắc các bệnh khi trời nóng. Chế độ ăn uống rất quan trọng tạo nên hành lang miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tật. Bữa ăn cần đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng chất đạm, protein, sắt, chất xơ... và vitamin các loại để trẻ có đủ chất, phát triển toàn diện.
Ngày hè, trẻ thường vận động nhiều trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Chú ý cho trẻ uống đủ nước, bổ sung các loại nước có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin.
Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, nước ngọt, nước quả … bảo quản trong tủ lạnh nên bỏ ra ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ uống.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, có rất nhiều các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, và một số acid amin quan trọng cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ như lysine, taurine… sẽ biến mất khi đun nóng thức ăn ở nhiệt độ cao. Do đó rất nhiều trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng mặc dù ăn uống của trẻ vẫn bình thường.
Khi chế độ ăn nghèo nàn hay trẻ mới ốm dậy, biếng ăn… cha mẹ nên bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất thiết yếu gồm lysine, vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm – giúp trẻ ăn uống ngon hơn và tăng cường sức đề kháng, ăn ngon và hấp thu tốt hơn giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và tăng cân hiệu quả sau ốm.
Trời nóng tới 39 - 40 độ C nên đa số các gia đình bật máy lạnh hết cỡ, bật quạt cả ngày, đêm, hoặc để quạt thẳng vào người. Điều này sẽ gây khó chịu, dễ khiến trẻ mắc bệnh đường hô hấp. Nhiệt độ phòng nên được đặt chênh lệch so với nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 6 -8 độ C và không chĩa quạt, điều hoà thẳng vào người trẻ.
Trong ngày hè, hạn chế để trẻ ngồi lì trong nhà cả ngày chỉ để xem TV hay dán mắt vào máy tính, điện thoại dễ làm trẻ ù lì, đề kháng giảm. Cho trẻ ra ngoài trời nắng hạn chế khoảng thời gian từ 10h đến 16h. Khi ra ngoài nên lưu ý cho trẻ đội mũ, mang ô, mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang... đầy đủ.
Khi trẻ có những dấu hiệu bị ốm như sốt, ho, quấy khóc... tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là lạm dụng thuốc kháng sinh. Bởi có thể khiến trẻ ngày càng bị bệnh nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến kháng thể của trẻ sau này mà nên đưa trẻ đi khám dùng thuốc theo đơn bác sỹ.
Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng ảnh...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn