Hà Nội liên tục có người nhập viện tâm thần vì nghiện facebook

Thứ hai - 08/01/2018 12:54

Hà Nội liên tục có người nhập viện tâm thần vì nghiện facebook

Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tục có người nhập viện tâm thần vì nghiện facebook.

Gần đây nhất ngày 30/12, nữ sinh (SN 2000) nhập viện do sức học sa sút nghiêm trọng, thậm chí còn thu mình, khép kín. Nữ sinh này thường xuyên trốn học, ở nhà cầm điện thoại suốt ngày đêm.

Nữ sinh nhập viện tâm thần vì nghiện facebook

Thấy con có biểu hiện lạ, gia đình cắt mạng internet. Lúc này, nữ sinh lại có những biểu hiện bất thường mà chính bố và mẹ cũng không ngờ tới: đập phá, bỏ ăn, bỏ uống…

Ngay sau đó, gia đình phải đưa con nhập Bệnh viện Tâm thần Trung ương bằng cách đánh thuốc mê.

Tại đây, TS Tô Thanh Phương, Trưởng khoa Cấp tính nữ - Phó GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, nữ sinh này bị trầm cảm do nghiện facebook.

Bệnh viện Tâm thần Trung ương cũng tiếp nhận bệnh nhân 18 tuổi bị tâm thần vì thói quen nghiện facebook. Cô gái 18 tuổi ở Hà Nội thường xuyên thức đêm để chơi facebook.

Các bác sĩ cho biết, trước khi vào viện, bệnh nhân có những triệu chứng bất thường như không ăn uống, thức khuya, hay lẩm bẩm một mình và sống thu mình, không còn quan hệ bạn bè như trước.

Theo đánh giá của các bác sĩ, bệnh nhân này đã ở giai đoạn cấp tính, một thời gian dài chịu áp lực, bị ảm ánh và mắc chứng ảo thanh, luôn thấy có người chửi bới trong đầu, thường xuyên nói nhảm một mình. 

Cách đó không lâu, TS.BS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cũng cho biết, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân 16 tuổi, ở Hà Nội do dành quá nhiều thời gian cho facebook.

Gia đình phát hiện cô gái sử dụng facebook suốt ngày, suốt đêm nên có hành động cấm đoán. Sau khi cấm, bé gái này lên cơn co giật. Ngay lập tức, gia đình đưa bé đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khám.

Tại đây, các bác sĩ khám lâm sàng và giải phẫu. Kết quả cho thấy, cơn co giật phù hợp với kết quả giải phẫu. Bệnh nhân xuất hiện hoang tưởng ảo giác, luôn nghe ở đâu đó có câu “mày phải chơi facebook đi, lúc thì thấy tiếng nói của đàn ông, lúc thì thấy tiếng nói của đàn bà”.

Sau khi kết luận ra vì đâu cháu bé lên cơn co giật, các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình về cách quản lý sử dụng facebook. Khi bác sĩ khám và tư vấn thì bệnh nhân dần nhận ra và cai được facebook.

Theo các chuyên gia, so với điều trị nghiện rượu hay ma túy, việc điều trị nghiện facebook không mất nhiều thời gian, tiền bạc, nguy cơ tái nghiện thấp. Điều trị nghiện mạng xã hội cần phải thay đổi, cách ly môi trường, không cho bệnh nhân tiếp cận với phương tiện chơi game, đồng thời sử dụng thuốc, thay đổi lịch sinh hoạt (ăn, ngủ).

Những bệnh nhân khi điều trị cho biết, lúc nào cũng có cảm giác màn hình máy vi tính vô hình ở trước mặt mình, luôn mất tập trung và không quan tâm đến sự việc và mọi người ở xung quanh.

Dấu hiệu nghiện facebook

- Bỗng dưng trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng Facebook

- Sử dụng Facebook rất nhiều, đến nỗi nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn thì nên đến viện khám ngay bởi nghiện facebook gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể.

- Gặp khó khăn trong kiểm soát thời gian sử dụng facebook, xao nhãng tất cả những thú vui trước đây; ảnh hưởng đến các hoạt động trong công việc, học tập, trong việc duy trì mối quan hệ trong gia đình, bạn bè ngoài cuộc đời thật…

- Chỉ quan tâm đến thế giới ảo, nghiện facebook gây rối loạn ăn uống, giấc ngủ… làm trầm trọng thêm các dấu hiệu về tâm thần.

- Lầm lì, hay cáu gắt, không thích giao tiếp với mọi người, mắt hay nhìn xuống…

Dấu hiệu nghiện Facebook cần đưa ngay đến bệnh viện tâm thần

Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý khi bạn hoặc người thân có các dấu hiệu sau thì nên...

Bấm xem >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây