Nhiều mẹ Việt loay hoay không biết trẻ ăn bao nhiêu đạm là đủ
Bé Gấu mọc răng, chị Đặng Na (28 tuổi – Q7, TP.HCM) bắt đầu cảm thấy lo lắng khi cân nặng của con không tăng. Thêm vào đó, mẹ chồng luôn than thở và so sánh cháu nội còi cọc hơn mấy đứa trẻ quanh phố đã khiến chị áp lực rất nhiều.
Sau 1 tháng “đánh vật” với từng bữa ăn của con, chị Na quyết định thực hiện chế độ dinh dưỡng giúp con tăng cân. Mỗi ngày, bé Gấu được ăn 5 bữa: 3 chính, 2 phụ.
Bữa chính chị cho con ăn một tô cháo dinh dưỡng hoặc bột nấu với 2 quả trứng gà, rau xanh hoặc 50g thịtlợn, thịt bò,…Bữa phụ, chị cho bé uống khoảng 300ml sữa bột tăng cân.
Chị cho hay: “Nghe nói khẩu phần ăn của trẻ trên 6 tháng tuổi cần khoảng 12% chất đạm. Nhưng tôi nghĩ, khẩu phần đó không đủ cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho trẻ còi như con mình nên tôi cho con uống thêm sữa tăng cân”.
Nửa tháng ép ăn, bé Gấu không hề tăng cân, thậm chí cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn và táo bón. Hoảng sợ, chị đã đưa con đi khám và bác sĩ kết luận do ăn nhiều thực phẩm chứa đạm nên đã xảy ra tình trạng trên.
Ảnh minh họa
Trái ngược với trường hợp của chị Na, chị Lan (30 tuổi – Q. Bình Thạnh, TP.HCM) ngay từ khi con chập chững đi đã hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, tinh bột để bé không thừa cân, béo phì. Chị bảo, chị cho con ăn cá, thịt, trứng hoặc uống sữa để cơ thể được cung cấp nhiều đạm, phát triển toàn diện.
Dù tránh thực phẩm dầu mỡ, nhiều chất béo nhưng con trai chị Lan lại tăng cân vùn vụt, lười vận động. Khi ấy, chị bối rối không hiểu vì sao con mập nhanh đến vậy? Chị đã tìm đến bác sĩ dinh dưỡng xin tư vấn. Điều khiến chị bất ngờ đó là việc con trai tăng cân nhanh chóng do lượng đạm được bổ sung quá mức.
Ít hay nhiều đạm đều không tốt cho trẻ
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, Hội viên Hội Nhi khoa TP.HCM cho biết, chất đạm (hay còn gọi là protein) là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Việc thiếu hụt chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng về cân nặng, về lâu dài sẽ kéo theo suy dinh dưỡng về chiều cao. Ngoài ra, nó còn dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn.
Ngược lại, trẻ ăn quá nhiều nhóm thực phẩm chứa đạm cũng vô cùng nguy hiểm. “Những năm đầu đời, trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa đạm thì tỉ lệ béo phì sẽ càng cao ở độ tuổ ithứ 6”, BS Nguyễn Thị Thu Hậu nhấn mạnh.
Khẩu phần ăn của trẻ cần có sự cân đối giữa chất đạm, béo và đường bột. Trẻ ăn quá nhiều đạm có thể khiến áp lực lọc cầu thận của trẻ tăng cao, gây mất nước, ảnh hưởng đến chức năng thận. trẻ ăn nhiều đạm sẽ khó hấp thu các loại vitamin, chất xơ và chất khoáng, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoặc dẫn đến tình trạng chán ăn, táo bón.
Để cân bằng khẩu phần ăn cho trẻ và đảm bảo cung cấp đúng hàm lượng bé cần, mẹ cần có sự tính toán kĩ lưỡng hàm lượng đạm tiêu chuẩn chứ không thể dựa vào cảm tính. Theo nhu cầu khuyến nghị về đạm của Trung tâm Dinh dưỡng năm 2016, nhu cầu đạm của trẻ 0 – 5 tháng tuổi là 11g/ngày, từ tháng thứ sáu trở đi nhu cầu đạm là 18-20g/ngày. Trẻ từ 1 – 3 tuổi: nhu cầu đạm là 20g/ngày. Trẻ từ 4 – 6 tuổi: nhu cầu đạm là 25-29g/ngày. Đặc biệt đối với sữa cho con, mẹ nên chọn loại có hàm lượng đạm vừa đủ để trẻ tăng cân khỏe mạnh. Mẹ nên tránh việc vì ham con tăng cân nhanh, mũm mĩm mà chọn loại có hàm lượng đạm cao, vì sẽ khiến trẻ phát triển mất cân đối, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý đến chất lượng đạm trong sữa, ưu tiên chọn loại có tỷ lệ đạm whey tối ưu để hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng (giảm nguy cơ táo bón, nôn trớ…) giảm nguy cơ dị ứng để trẻ phát triển khỏe mạnh dài lâu.
Sản phẩm dinh dưỡng công thức Nestlé NAN OPTIPRO 4 và Nestlé NAN OPTIPRO HA3 (Dànhchotrẻtừ 2-6 tuổi) Đạm Chất Lượng (Nestlé Advanced Protein)* đã được Khoa học chứng minh giúp trẻ: - Phòng ngừa nguy cơ dị ứng ** - Hỗ trợ tăng cân khỏe mạnh *** - Hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh dài lâu Từ Nestlé, NAN OPTIPRO HA 3 với Đạm Chất Lượng (Nestlé Advanced Protein) giúp trẻ Khởi Đầu Vững Chắc, Khỏe Mạnh Dài Lâu. (*) Đạm Whey thủy phân một phần (**) Dị ứng đạm sữa bò và viêm da dị ứng (***) Martina Weber, Veit Grote, Ricardo Closa-Monasterolo, Joaquı´n Escribano, Jean-Paul Langhendries, Elena Dain, Marcello Giovannini, Elvira Verduci, Dariusz Gruszfeld, Piotr Socha, and Berthold Koletzko for The European Childhood Obesity Trial Study Group. Lower protein content in infant formula reduces BMI and obesity risk at school age: follow-up of a randomized trial1–5. AJCN. First published ahead of print March 19, 2014 as doi: 10.3945/ajcn.113.064071. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, khu Công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. |
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn