Ảnh minh hoạ
Zhao Bianxiang, Phó khoa hô hấp của một bệnh viện ở tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, làm việc liên tục từ đêm 28 tới ngày 29/12 ở nơi làm việc. Cô kiệt sức và ngã khuỵu trước mặt một bệnh nhân và con gái của của người này trong buồng bệnh.
Zhao, 43 tuổi, đã làm việc từ 6 giờ tối đêm hôm trước - 28/12. Sau khi hoàn thành ca trực vào lúc 12h đêm hôm sau, cô tiếp tục thăm khám bệnh nhân tới 18h hôm đó.
Lời nói cuối cùng của bác sĩ Zhao là câu hỏi thăm người nhà của một bệnh nhân cao tuổi: “Mẹ chị thế nào rồi?” trước khi ngã khuỵu ngay trước mặt họ ngay tại phòng bệnh.
Dù được các bác sĩ và y tá nhanh chóng có mặt và sơ cứu, họ không thể tìm thấy mạch của bác sĩ Zhao. Cô ngừng thở ngay lúc đó.
Sau 20 giờ hồi sức, nữ bác sĩ qua đời vào sáng hôm sau - ngày 30/12, chỉ hai ngày trước năm mới 2018.
Câu chuyện của nữ bác sĩ này nhận được nhiều đồng cảm của đồng nghiệp tại Việt Nam. TS Võ Xuân Sơn chia sẻ ông cũng từng phải làm việc như thế và thực tế tại Việt Nam các bác sĩ đều quá tải vì công việc thậm chí nhiều hơn như thế rất nhiều, liên tục ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, và năm này qua năm khác.
“Khác với vị nữ bác sĩ kia, chúng tôi trực 24 giờ . Ca trực bắt đầu lúc 7 giờ sáng. Thường thì chúng tôi "điểm tâm" bằng vài ca mổ do tua trực trước để lại. Bữa trưa văn phòng thường đạm bạc. Trưa trực của chúng tôi cũng vậy, chỉ một vài ca mổ chấn thương mới vào mà thôi.
Nhưng ca trực buổi tối ở bệnh viện đầu ngành của TP.HCM, các bác sĩ ngoại khoa đều vô cùng bận rộn với hàng chục ca mổ dồn dập. Không ít ca phải đeo bám, có nên mổ hay không, có còn mổ được hay không. Đấy là chưa kể, có những lúc còn phải xem, xem mình xử lí đúng theo sách vở như vậy.
Những ca trực tối của các bác sĩ thường bắt đầu từ 6 giờ chiều, kéo dài đến khoảng 5 hay 6 giờ sáng hôm sau. Khi chúng tôi đã hoàn toàn "bội thực" vì mức độ tới tấp của các ca cấp cứu thì lại có thêm mấy ca nữa. Bác sĩ quá tải không thể làm thêm được thì đành chuyển sang ca sau và cứ thế ca sau cũng trở nên quá tải.
“Về lí thuyết, chúng tôi phải làm việc thêm đến trưa mới được ra trực buổi chiều. Nếu làm đúng như vậy, chúng tôi có 28 giờ làm việc liên tục. Nhưng không, hết "tiệc" cấp cứu, chúng tôi lại phải mổ chương trình.” – BS Sơn nói.
Đối với một số bác sĩ, việc ngày ra trực mà mổ đến chiều tối là khá bình thường. Khi đó, các bác sĩ ấy không phải chỉ làm việc liên tục 28 giờ, mà là 34 giờ, thậm chí hơn. Cứ 6 ngày là một vòng trực, việc ấy lặp đi lặp lại, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác.
Ở Việt nam chuyện này cũng có, còn khá nhiều là khác. Không những tự gục chết khi đang khám bệnh, mà còn gục chết khi đang giảng dạy, báo cáo khoa học... Thậm chí, gục chết vì bị thân nhân bệnh nhân đâm, hoặc treo cổ tự tử vì áp lực.
Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch, cứ 10 người có đột quỵ lần đầu thì 8 người trong số đó có tăng huyết áp.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn