1. Lão hóa chậm
Mặt đàn ông thường trẻ trung hơn rất nhiều so với phụ nữ. Điều này là do lượng collagen bị mất đi của các đấng mày râu sẽ ít hơn so với phụ nữ cùng tuổi, vì thế, da họ sẽ ít bị nhăn và chảy xệ hơn.
Tuy nhiên, vì nam giới thường không quan tâm đến việc chăm sóc da nên họ cũng sẽ bị các tác động ngoại cảnh làm cho da bị xấu và giảm độ trẻ trung đi khá nhiều.
2. Đàn ông cũng có tuyến sữa
Vâng, bạn không hề đọc nhầm. Đàn ông cũng có tuyến sản xuất sữa nhưng nó chỉ làm việc khi cơ thể nam giới có điều bất thường. Nếu có quá nhiều hoocmon prolactin được sản xuất thì đàn ông cũng tiết ra sữa. Và thường điều này là hệ quả các phương pháp điều trị y tế được dùng để kích thích tim và các bệnh liên quan đến tuyến yên.
3. Vì sao đàn ông thường bị hói nhiều?
Chứng hói đầu là do nhiễm sắc X từ người mẹ di truyền cho con. Nhưng cũng có những yếu tố khác khiến nam giới thường bị hói rất nhiều. Nếu cha ruột bị hói thì khả năng đứa con của ông ta cũng bị hói là 60%.
Bên cạnh đó, hoạt động của hormon nam cũng ảnh hưởng đến nang lông, khiến cơ thể mất dần khả năng tạo ra tóc mới. Sự căng thẳng và chế độ ăn uống kém cũng là nguyên nhân khiến nam giới thường bị hói nhiều.
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Chính xác là có tới 26% nam giới cũng trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt như phụ nữ. Trong giai đoạn này, phái mạnh trở nên nhạy cảm hơn, bực bội, hay đói và thậm chí có thể bị đau bụng dưới y như nữ giới.
5. Phụ nữ là nguồn gốc của đàn ông
Loài người phân định giới tính dựa vào mhiễm sắc thể X và Y. Nếu 2 nhiễm sắc thể X cùng tham gia trong quá trình thụ thai thì sẽ tạo ra bé gái, nếu nhiễm sắc thể X kết hợp Y sẽ tạo ra bé trai. Tuy nhiên, trong 5-6 tuần đầu tiên, nhiễm sắc thể Y không hề hoạt động nên có thể nói trước khi trở thành đàn ông, phái mạnh ban đầu đều là con gái.
6. Độ dày của da
Nội tiết tố nam testosterone khiến cho da của cánh mày râu thường dày hơn 25% so với phụ nữ. Thế nhưng, trong suốt cuộc đời, da của nam giới lại có xu hướng càng ngày càng mỏng hơn, còn phụ nữ da sẽ giữ nguyên độ dày cho đến khi mãn kinh.
7. Khác biệt về giọng nói
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao đàn ông thường có giọng nói to hơn phụ nữ? Cơ thể phụ nữ chỉ có một phần nhô ra rất nhỏ ở cổ tạo thành sụn tuyến giáp nhằm bảo vệ các dây thanh quản. Tuy nhiên, phần sụn nhô ra ở nam giới lại to hơn phụ nữ tạo nên “hạt táo Adam” khiến giọng nói trở nên to, dày và có âm vực thấp hơn.
8. Nhận thức về màu sắc
Đàn ông thường nhận biết được ít màu sắc hơn phụ nữ, lý do của điều này là vì: màu sắc được xác định bởi các tế bào hình nón ở võng mạc và thông tin về chúng thường được chứa trong nhiễm sắc thể X. Và bởi vì nữ giới có 2 nhiễm sắc thể X nên số lượng tế bào hình nón cũng gấp đôi dẫn đến khả năng phân biệt màu sắc nhanh nhạy hơn đàn ông.
Chất lượng tinh trùng của nam giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của họ. Với nam giới,...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn