Hồng lâu mộng là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm. Với hơn 100 triệu bản được xuất bản, tiểu thuyết này trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại và rất nhiều lần được các nhà sản xuất tái hiện trên màn ảnh.
Tuy cùng chuyển thể từ tiểu thuyết gốc của nhà văn Tào Tuyết Cần, nhưng dường như, cái bóng của phiên bản Hồng Lâu Mộng do đài truyền hình trung ương Trung Quốc sản xuất năm 1987 quá lớn khiến cho nhiều phiên bản khác được dàn dựng công phu không kém bị chìm vào quên lãng.
1. Hồng Lâu Mộng do TVB sản xuất (1975)
Có lẽ không mấy người biết rằng, trước bản Hồng Lâu Mộng năm 1987 của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, TVB đã chuyển thể Hồng Lâu Mộng từ năm 1975 với dàn diễn viên sáng giá mà sau này là những ngôi sao lớn của Hong Kong. Hồng Lâu Mộng thời kì này chỉ dài vỏn vẹn 5 tập và thuộc series phim Dân Gian Truyền Kỳ.
Uông Minh Thuyên vai Lâm Đại Ngọc.
Lúc này nữ ca sĩ, diễn viên Uông Minh Thuyên đã 28 tuổi, gấp đôi độ tuổi của Lâm muội muội trong nguyên tác. Nhưng lúc đó Uông Minh Thuyên được mọi người coi là đại tỷ màn ảnh nhỏ, nhờ vào danh tiếng đương thời, khán giả Hong Kong đánh giá khá cao Lâm Đại Ngọc này.
Ngũ Vệ Quốc vai Giả Bảo Ngọc, lúc này mới chập chững vào nghề, là gương mặt mới trong giới giải trí Hong Kong.
Châu Nhuận Phát vai Tưởng Ngọc Hàm
2. Hồng Lâu Mộng của kênh truyền hình Giai Nghệ Hong Kong sản xuất (1977)
Nếu như trước kia các phiên bản chuyển thể của Hồng Lâu Mộng chỉ diễn một tràng cảnh hoặc là những chương nổi tiếng thì phiên bản này của đài Giai Nghệ chuyển thể tất cả các chương hồi. Tác phẩm dài trên 100 tập, là bộ phim truyền hình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của xứ Cảng Thơm.
Hồng Lâu Mộng 1977 được đầu tư lớn cả về trang phục, đạo cụ lẫn bối cảnh, riêng bối cảnh trang viên đã được rót vốn đến gần 400 triệu đồng để thực hiện những cảnh quay đạt đến tầm tráng lệ thời đó.
Ngũ Vệ Quốc một lần nữa vào vai Giả Bảo Ngọc, ông cũng là diễn viên duy nhất vào vai Giả Bảo Ngọc tới 2 lần. Thời này, Ngũ Vệ Quốc rất được đài Giai Nghệ coi trọng, tuy nhiên sau vai diễn này cũng không có dấu ấn gì hơn.
Mao Thuấn Quân vai Lâm Đại Ngọc
Ảnh hậu TVB Mễ Tuyết vai Tiết Bảo Thoa với vẻ đẹp trong sáng
3. Hồng Lâu Mộng do đài truyền hình Trung Hoa Đài Loan sản xuất (1996)
Chung Bản Vĩ vai Giả Bảo Ngọc
Lâm Đại Ngọc của “Thanh Xà” Trương Ngọc Yến được khen là sinh động với đôi mắt biết nói.
Các khía cạnh diễn xuất, tạo hình, âm nhạc, lồng tiếng của phiên bản này so với Hồng Lâu Mộng bản năm 87 đều bị đánh giá là kém hơn. Đặc biệt, lời thoại bị cho là hơi hiện đại so với nội dung.
Tuy nhiên phiên bản năm 96 này cũng được cho là có nhiều độc đáo. Ví dụ như cái chết của Đại Ngọc được biến đổi thành kế "đánh tráo" để hài lòng khán giả.
4. Hồng Lâu Mộng do đài truyền hình Hàng Châu sản xuất (2002)
Phiên bản 2002 tập trung vào số phận bi kịch của những người phụ nữ trong nguyên tác: Vương Hi Phượng, Tiết Bảo Thoa, Tương Vân, Tần Khả Khanh, Vưu nhị tỷ… Nhân vật Giả Bảo Ngọc khi chứng kiến những người con gái mà chàng hết mực tôn trọng lại rơi vào cảnh từng người, từng người hoặc rời đi hoặc sớm qua đời, thì trong lòng trống rỗng.
Dư Bân vai Lâm Đại Ngọc
Tiễn Huệ Lệ vai Giả Bảo Ngọc
Tác phẩm được chế tác bằng tiếng Quảng Đông với độ dài 30 tập. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là có xen lẫn hí khúc và tất cả các diễn viên đều là nữ - đặc trưng của nhạc kịch Quảng Đông. Tác phẩm được cho điểm khá cao trên trang bình luận douban: 8.7/10 (phiên bản Hồng Lâu Mộng 1987 được chấm 9.5/10).
5. Hồng Lâu Mộng do công ty điện ảnh Trung Tập sản xuất (2010)
Tuy được dàn dựng với số vốn lớn, nhưng đây lại là phiên bản phục chế được khán giả đánh giá là “gây thất vọng”, “dở tất cả mọi mặt”.
Vu Tiểu Đồng vai Giả Bảo Ngọc
Tương Mộng Tiệp vai Lâm Đại Ngọc
Lâm Đại Ngọc của Tương Mộng Tiệp bị chỉ trích là “quá khỏe khoắn”, đem so với Giả Bảo Ngọc không biết ai mới là người có bệnh. Thậm chí có người cho rằng: “Lâm Đại Ngọc ăn quá tốt, nên giảm béo mới đúng, sao bệnh được”.
Khán giả cho rằng nội dung không có gì mới mẻ, ngoại hình của diễn viên không hấp dẫn, diễn xuất thì lại quá non. Phần phối nhạc cũng khiến nhiều khán giả bất bình vì quá âm u, có người bình luận: “Không nói tôi còn tưởng đây là phim ma, hay đây thực ra là Liêu Trai Chí Dị. Diễn viên quá non, chỉ có Tình Văn là đỡ nhất”.
Tạo hình nhân vật Tình Văn của Dương Mịch
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn