Từ xa xưa, những đứa trẻ sinh ra trong hoàng tộc luôn được thừa hưởng thân phận cao quý vượt xa những đứa trẻ bình thường. Ngay cả những đứa trẻ của các vương công đại thần cũng chỉ có thể ngưỡng vọng mà không thể nào sánh bằng.
Tuy nhiên, không ít những đứa trẻ mang dòng máu hoàng gia nhưng sinh ra đúng thời kỳ đất nước đầy biến động sẽ chịu số phận bi đát hơn, hoặc bị bách hại đến tính mạng, hoặc phải lưu lạc cực khổ nơi nhân gian, thậm chí phải bán mình làm nô lệ.
Những đứa trẻ hoàng gia nhưng sinh ra đúng thời kỳ đất nước biến động có thể phải chịu số phận không yên bình.
Năm 291-306 sau Công nguyên, sự kiện "Bát vương chi loạn" nổ ra vào thời Tây Tấn ở Trung Quốc và Tấn Huệ Đế lúc bấy giờ cũng bị đầu độc chết trong trận chiến này.
Công chúa Thanh Hà, con gái thứ tư của Tấn Huệ Đế và Hoàng hậu Dương Hiến Dung, đã phải theo mẹ và các chị em chạy trốn chiến loạn. Tuy nhiên, công chúa Thanh Hà đã vô tình lạc mất khỏi gia đình và một mình bôn ba trốn nhân gian.
Công chúa rơi vào tay một tên nông phu và kẻ này đã bán cô làm nô lệ cho Tiền phú hộ.
Vốn xuất thân lá ngọc cành vàng, Công chúa Thành Hà chưa từng làm bất cứ công việc gì, do đó không tránh khỏi sự vụng trong những ngày đầu làm nô tỳ, nên thường bị la mắng và đánh đập vì điều này.
Mặt khác, việc từ nhỏ đã lớn lên ở trong cung khiến công chúa Thanh Hà có khí chất cao hơn người thường, dung mạo lại tương đối xinh đẹp nhưng điều này lại chính là cái gai trong mắt của tiểu thư nhà họ Tiền.
Tiểu thư Tiền phủ vì ganh ghét mà càng đối xử với công chúa Thanh Hà càng lúc càng cay nghiệp, chỉ cần có nửa điểm không hài lòng sẽ lập tức lấy roi đánh đập, bị nhốt trong phòng tối và không được ăn uống nhiều ngày đêm.
Cứ như vậy, Thanh Hà công chúa suốt khoảng thời gian đằng đẵng đó đã luôn phải mang trên mình những vết thương chồng chất, phải cắn răng làm những công việc của kẻ hầu người hạ.
Công chúa Thanh Hà trải qua 6 năm tủi nhục khi làm nô tỳ cho một gia đình giàu có.
Dẫu vậy, Công chúa Thanh Hà vẫn không bỏ cuộc, cô luôn cắn răng chịu đựng, cố gắng cầm cự sống qua ngày suốt 6 năm ròng rã, chờ đợi một ngày có thể thoát trốn địa ngục trần gian.
Thế rồi cơ hội cũng đã tới. Chú của cô là Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ đã lấy lại sức mạnh, giành lại quyền lực, khôi phục lại nhà Tấn ở vùng Giang Nam, sử gọi là triều đại Đông Tấn.
Sau khi biết tin, Công chúa Thanh Hà dường như đã tìm thấy một tia sáng trong đêm tối mịt mù và cô tìm mọi cách để chuyển tin tức cho chú của mình.
Trong một lần được giao ra ngoài mua đồ, Công chúa Thanh Hà đã nhân cơ hội chạy trốn tới đô thành cầu kiến hoàng đế đương triều.
Nhìn thấy cô gái này mặt mày lam lũ, lại ăn mặc trang phục của nô tỳ, những hộ vệ ngoài cửa kinh thành ban đầu không tin nàng là con gái của Tấn Huệ đế. Trải qua nhiều lần thuyết phục, những người này mới miễn cưỡng vào bẩm tấu với nhà vua.
Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ nhận ra công chúa và cảm thấy vô cùng đau khổ với những gì cháu gái mình phải trải qua.
Để lấy lại danh dự hoàng gia và rửa hận cho công chúa Thành Hà, Tấn Nguyên Đế đã ra lệnh xử tự cha con nhà họ Tiền.
Để bù đắp cho Thành Hà, Tấn Nguyên Đế đổi tước hiệu cho cô thành Công chúa Lâm Hải và ban hôn với Tông chính Tào Thống. Sau đó, công chúa Lâm Hải an yên đến năm 71 tuổi.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giai-tri/vi-cong-chua-co-cuc-nhat-lich-su-bi-ban-lam-no...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn